Doanh nghiệp Việt được “tiếp sức” ra sao trước khủng hoảng tiền tệ thế giới?

LS Lê 17/07/2022 07:38

Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu là một trong những yếu tố chính khiến đồng Euro mất giá chưa từng thấy trong 20 năm trở lại đây. Theo đánh giá từ các chuyên gia thương mại, việc đồng Euro mất giá mạnh sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động đầu tư, thương mại quốc tế.

Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam vào thị trường EU.

Bao lâu nay, dệt may, da giày của Việt Nam được xem là những ngành hàng có tỷ lệ xuất khẩu lớn vào thị trường châu Âu. Thật may khi đồng Euro mất giá không tác động nhiều tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu của ngành hàng nay bởi hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu giao dịch bằng đồng USD dù hoạt động ở thị trường châu Âu. Tuy nhiên, giá sản phẩm Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có thể cao hơn, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt. Những tác động có thể chưa bộc lộ rõ ràng ngay tại thời điểm này nhưng khi giá cả tăng, chắc chắn sức mua sẽ giảm.

Bên cạnh mặt hàng gia công thì gạo và các chế phẩm từ gạo cũng là mặt hàng xuất khẩu nổi trội của Việt Nam ở thị trường khó tính EU với trung bình 10 container/tháng. Vẫn có một số doanh nghiệp trong mặt hàng chấp nhận thanh toán bằng Euro, những hợp đồng thượng mại quốc tế được ký kết trước khi đồng Euro hạ giá nên doanh nghiệp không thể thay đổi. Bởi xảy ra chênh lệch giữa các ngoại tệ là điều vẫn thường xảy ra trong phiên giao dịch quốc tế, các bên đều phải hợp tác trên tinh thần đồng cam cộng khổ để phát triển kinh tế về lâu về dài. Một bất lợi khác mà việc hạ tỷ giá gây ra cho doanh nghiệp chính là khi xuất khẩu doanh nghiệp thu về Euro nhưng lại nhập hàng nông sản trong nước để chế biến, xuất khẩu bằng USD.

Để tiếp tục tăng trưởng kinh tế nói chung và mức xuất khẩu vào thị trường châu Âu nói riêng, ngoài những doanh nghiệp lớn đã có sẵn công nghệ, đơn hàng thì cần tập trung cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp là yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn để thuận lợi xuất khẩu vào thị trường nổi tiếng khó tính như EU. Muốn hoàn thành mục tiêu trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho công nghệ và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho môi trường và người lao động. Đây thật sự là một thách thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi vẫn đang gặp khó khăn trong việc ổn định ngân sách để duy trì hoạt động. Nếu Chính phủ không dứng ra hỗ trợ, có lẽ sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp non trẻ nữa chết yếu trước ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ thế giới. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào gia tăng suốt thời gian qua, trong khi giá bán đầu ra không thay đổi khiến doanh nghiệp loay hoay để cân đối tài chính.

Xuất khẩu gạo sang EU.

Thấu hiểu được điều đó, Chính phủ đã có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời. Có thể để kến việc giảm thuế sâu chưa từng có tiền lệ để khích lệ doanh nghiệp sản xuất và kích thích sức mua của người tiêu dùng trong nước. Có thể nói, tổng mức giảm có thể lên tới 126.000 tỷ đồng. Đồng thời, triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trong bối cảnh giảm thuế, cân đối được tài khóa, đảm bảo các nhiệm vụ chi và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách là nhiệm vụ nặng nề đối với ngành tài chính. Tuy nhiên, lạm phát sẽ tác động lớn đến đời sống của người dân. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không thể tránh được cơn bão giá khi nhiều giá cả đầu vào đồng loạt tăng, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng cơ bản… Trong khi đó, thu ngân sách lại dựa vào “sức khỏe” doanh nghiệp, khi doanh nghiệp khó khăn thì thu ngân sách cũng ảnh hưởng đáng kể. Bởi vậy, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển bền vững luôn được Chính phủ ưu tiên hàng đầu. Dù cho trước mắt có phải khó khăn để cân đối tài khoá và các khoản thu chi nhưng đây là một lựa chọn đúng đắn mang tính vĩ mô, có ý nghĩa về lâu về dài.

Với những giải pháp đi kèm quyết tâm hành động vì doanh nghiệp của Chính phủ, không ít người kỳ vọng năm 2022 sẽ tạo nên một nền móng vững chắc cho doanh nghiệp nói riêng và kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung.

LS Lê

Đọc nhiều