130115
topics
377466

Doanh nghiệp được vay không lãi trả lương nhân viên

27/03/2020 23:48

Trong Hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm trách nhiệm pháp luật, bao gồm trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự đã quá đỗi quen thuộc. Thế nhưng gần đây, việc một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước xin thôi các chức vụ vì lý do chịu “trách nhiệm chính trị” của người đứng đầu đã gây ra nhiều sự thắc mắc. Đặc biệt, có dư luận còn cho rằng, liệu chăng khái niệm “trách nhiệm chính trị” ra đời để một số cán bộ, lãnh đạo sai phạm được “đứng trên pháp luật”, được “hạ cánh an toàn”… Vậy nên hiểu sao cho đúng?

Trách nhiệm chính trị là gì?

Tương tự như khái niệm “trách nhiệm pháp luật” có nghĩa là một cá nhân phải chịu trách nhiệm trước hệ thống pháp luật của đất nước. Thì “trách nhiệm chính trị” có thể được hiểu theo nghĩa một cá nhân phải chịu trách nhiệm trước hệ thống chính trị của đất nước. Trong hệ thống chính trị của Việt Nam, xác lập Đảng có vị trí lãnh đạo, có thể hiểu “trách nhiệm chính trị” nghĩa là trách nhiệm của Đảng viên đối với Đảng, đối với nhân dân.

Thực tiễn cuộc sống luôn là nơi để kiểm nghiệm, rút ra những bài học lý luận quý báu cho việc hình thành hệ thống quan điểm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng.

Thực tế cho thấy, để cụ thể hóa vấn đề “trách nhiệm chính trị” của đảng viên trong quá trình thực hiện công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 13, tháng 11/2021, Bộ Chính trị ban hành Quy định 41 về “miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị”.

Quy định này thể hiện tinh thần kiên quyết, kịp thời trong việc xem xét cho miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ khi có đủ căn cứ, không cho từ chức đối với cán bộ thuộc trường hợp phải miễn nhiệm.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của BCH Trung ương khoá 13 tháng 11/2022 về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới”, thêm một lần nhấn mạnh đến “trách nhiệm chính trị” của đảng viên; khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm; kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm; kiên trì thực hiện phương châm “có vào – có ra, có lên – có xuống” trong công tác cán bộ, giữ vững kỷ luật Đảng, kỷ cương, pháp luật của Nhà nước, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng và chế độ.

Ở đây có thể thấy rõ sự khác biệt giữa “trách nhiệm chính trị” và “trách nhiệm pháp luật”. Trong khi khái niệm “trách nhiệm pháp luật” nghĩa là một cá nhân/tổ chức phải có trách nhiệm không thực hiện/thực hiện đầy đủ theo từng trường hợp được pháp luật quy định. Khái niệm “trách nhiệm chính trị” lại rộng hơn thế rất nhiều, bao gồm cả việc đảm bảo đạt được sự “tín nhiệm”.

Vì có sự khác nhau nên hai trách nhiệm này chưa bao giờ có sự tương đồng, liên quan với nhau trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Thực tế còn cho thấy, rất nhiều trường hợp cán bộ cấp cao bị xử lý gần đây được tiến hành theo hình thức “trách nhiệm pháp luật” đi trước. Cụ thể như trường hợp Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận đã bị khởi tố, tạm giam từ ngày 25/01/2024, sau đó đến ngày 31/01/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII mới tiến hành họp xem xét và thi hành kỷ luật khai trừ đối với ông Trần Đức Quận.

Từ đó cho thấy, lập luận cho rằng “trách nhiệm chính trị” được dùng để cán bộ “đứng trên pháp luật” là vô căn cứ. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng nói về công tác xử lý sai phạm như sau: “Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lâu nay chúng ta vẫn nói phải kiên trì, kiên quyết. Tham nhũng thì thời kỳ nào cũng có, nước nào cũng có. Trong việc xử lý, mong muốn là phải nghiêm hơn thì đúng rồi, nhưng phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời luật pháp của chúng ta rất nhân văn, mở đường cho người ta tiến, đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Nhưng nói như vậy rồi bảo xử nhẹ đi là không được. Chúng ta phải làm rất nghiêm, đúng luật pháp, đúng tinh thần nhân văn, nhân ái của dân tộc ta”.

Cần phát huy tinh thần “trách nhiệm chính trị”

Thực tế cho thấy, trong công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ của Đảng, đặc biệt là cán bộ cấp cao, cán bộ lãnh đạo, vai trò của “trách nhiệm chính trị” là tuyệt đối quan trọng. Việc lãnh đạo một tổ chức, một cơ quan không đơn giản chỉ là yêu cầu làm theo đúng các quy định như yêu cầu đối với các cán bộ công chức bình thường được.

Người lãnh đạo cần thực hiện nhiều hơn những việc được quy định, yêu cầu, trách nhiệm đòi hỏi phải rất lớn, không phải chỉ cho riêng bản thân mà còn là với các Đảng viên trực thuộc chi bộ bản thân lãnh đạo. Từ đó, câu chuyện “trách nhiệm chính trị”, tuy còn có phần mơ hồ, nhưng chính sự mơ hồ đó đã cho thấy phần trách nhiệm to lớn của người lãnh đạo.

Mới đây nhất, ngày 31/01, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Trần Tuấn Anh, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Ông Trần Tuấn Anh là cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tín nhiệm phân công giữ một số chức vụ lãnh đạo quan trọng. Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để xảy ra nhiều vi phạm tại Bộ Công Thương, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự, xử lý kỷ luật Đảng, hành chính.

Ông Trần Tuấn Anh.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu. Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của cá nhân, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Trần Tuấn Anh thôi giữ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Trước đó, ngày 17/01/2023, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp đồng ý về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

ông Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.

Việc cán bộ lãnh đạo cao cấp, nhất là những cán bộ giữ cương vị là người đứng đầu nhận trách nhiệm chính trị trước Đảng, trước Nhân dân khi để cấp dưới có vi phạm rất nghiêm trọng và tự nguyện xin thôi giữ các chức vụ được phân công là việc làm đúng đắn, cần thiết, được dư luận ủng hộ. Tinh thần này cần tiếp tục được lan tỏa trong hệ thống chính trị, củng cố niềm tin của Nhân dân với vai trò lãnh đạo của Đảng.

Thành An

Đọc nhiều