8
category
380766

Đỗ Cao Cường, phóng viên còn hơi sữa hay kẻ “bới lá tìm sâu”

Đinh Lực 06/04/2020 11:03

Đỗ Cao Cường phóng viên báo Pháp luật Việt Nam miệng còn hơi sữa, nhưng luôn lên mạng xã hội để “chém gió” liên hồi về những vấn đề kinh tế, xã hội, bất kể chuyện gì. Thay vì như những đàn anh phóng viên gạo cội, những con người dùng mạng xã hội nhưng thái độ luôn điềm đạm, thể hiện sự hiểu biết bằng những lời ăn tiếng nói đầy trí thức và có biểu hiện rõ nét về công tư. Thì Đỗ Cao Cường một phóng viên lại được biết đến nổi tiếng với hành động sẽ xoá comment của bất kỳ ai có tư tưởng đối nghịch với hắn.

Mới đây, trên Facebook của anh này, anh ta đã đưa cái gọi là “Thư gửi ông Nguyễn Xuân Phúc” lên mạng xã hội một cách đầy vô lý. Ngay cả cái việc Đỗ Cao Cường gọi là “thư” nhưng lại được biết bằng một status trên trang cá nhân, trong khi người đứng đầu Chính phủ có địa chỉ nhận hòm thư góp ý rõ ràng. Và chắc chắn Chính phủ sẽ không đủ thời gian rảnh rỗi để lên Facebook, để tiếp nhận thư góp ý thông qua một vài bài viết trên trang cá nhân.

Hình ảnh chụp màn hình bài viết của Đỗ Cao Cường

Nói đúng ra thì bài viết trên trang cá nhân của Đỗ Cao Cường chính xác là sự huênh hoang, khoe mẽ trên Facebook nhằm lôi kéo những người đọc, những người chỉ được phép ủng hộ, nếu không sẽ bị xóa lời bình và chặn nội dung. Ngay cả cái tư tưởng đó đã cho thấy bản mặt nạ giả trí thức và thiếu tự do ngôn luận cho người đọc.

Trong bài viết Đỗ Cao Cường đã dùng thuật ngữ “virus Trung Quốc”, không phủ nhận việc bùng phát virus từ Vũ Hán, Trung Quốc. Nhưng đó không phải là cái tên mà thế giới đang công nhận, hiện nay để tỏ ra việc tránh kỳ thị thì Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã gọi chính xác là 2019-nCoV hoặc Covid-19. Là một người làm báo hay những đồng nghiệp cùng ngành với anh, chắc chắn họ đủ văn minh để gọi theo cái tên chung mà thế giới công nhận, chứ không có gọi cái tên “nửa vời lưu manh” và cũ mèn như cách của anh hiện tại.

Trong bài viết Đỗ Cao Cường đã lấy việc Bộ Lao động thương binh – Xã hội báo cáo Thủ tướng về kiến nghị của các doanh nghiệp xin đặc cách cho một số chuyên gia, người lao động nước ngoài (chủ yếu người Trung Quốc và Hàn Quốc), anh ta cho rằng đây là hành động “không thể chấp nhận”.

Trong khi thực tế việc đặc cách với lao động người nước ngoài đến Việt Nam hiện nay mới chỉ là KIẾN NGHỊ của các doanh nghiệp đưa ra, để nhằm đảm bảo tiến độ và hoạt động của doanh nghiệp, các công trình, dự án. Kiến nghị và đề xuất đồng nghĩa là Chính phủ chưa quyết và chưa phê duyệt, nếu có quyết định thì cũng phải nhận được ý kiến của tổ chuyên gia bao gồm cả y tế, các cơ quan liên quan và ý kiến đóng góp của nhân dân để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Chứ việc này đâu có đơn giản như việc Đỗ Cao Cường rêu rao như rằng Chính phủ sẽ định phê duyệt điều đó.

Trong câu chữ mà Đỗ Cao Cường viết trên trang cá nhân dường như mang tính thuyết âm mưu, ý kiến đóng góp thừa thãi nhiều hơn. Nhất là trong câu văn:

“Trong khi chính quyền nhiều quốc gia tung ra những gói cứu trợ kinh tế hàng chục tỷ USD hỗ trợ thị trường lao động, giải cứu doanh nghiệp và người dân nước họ. Trong khi Mỹ bị thiệt hại nặng nề nhất, nhưng họ vẫn viện trợ gần 3 triệu USD cho Việt Nam, còn Việt Nam sẽ làm gì để cứu dân nước mình?”

Là một nhà báo hay kẻ cố tình “bỏ quên” những chính sách của Chính phủ Việt Nam trong những ngày chống dịch vừa qua. Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc giảm lãi suất ngân hàng; hỗ trợ giải cứu nông sản, sản xuất nông nghiệp; đảm bảo an ninh lương thực: giảm giá xăng dầu, lập kế hoạch giảm giá điện; lên kế hoạch hỗ trợ tài chính cho nhóm người yếu thế trong xã hội chống dịch,… Có thể nói đó là hàng chục những quyết sách được đưa ra sớm và được nhân dân cả nước đánh giá cao.

Đỗ Cao Cường có xứng đáng với 2 chữ nhà báo

Có lẽ Đỗ Cao Cường đã quên, việc Việt Nam là quốc gia hàng đầu trong công tác phòng chống dịch, từ việc đón công dân từ vùng dịch Vũ Hán, sau đó là các nước Châu Âu,… cuộc giải cứu này được thực hiện khi mà cả thế giới đang phải gồng mình chống dịch. Khi mà một số nước thu phí khám chữa bệnh, có những khu cách ly đầy khó khăn, thì Việt Nam đã xuất khẩu bộ kit test Virus COVID-19 ra một số nước, phương án phòng chống hay khám chữa của Việt Nam đã giúp Việt Nam có số lượng người nhiễm thấp nhất và chưa có trường hợp tử vong.

Sao điều đó không được Đỗ Cao Cường ghi nhận tích cực những điều đó để thể hiện sự công minh vô tư của mình trong bài viết? Hay hắn chỉ là một kẻ có tình viết và tạo ra mâu thuẫn, xoá bỏ vai trò niềm tin của người đọc vào Chính phủ, Bộ Y tế và công tác phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam?.

Nếu dựa trên những gì Đỗ Cao Cường viết và được tung hô bởi đám dân chủ gạo cuội ở nước ngoài và các tổ chức phản động ở nước ngoài. Thì có thể thấy hắn đang cố tình đi theo con đường của Phạm Đoan Trang.

Tự xoá vai trò nhà báo chân chính, là người làm báo phải bảo vệ công lý, lẽ phải, không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc… Đó là nhiệm vụ và trách nhiệm cao nhất của nhà báo.

Có được nền tảng đạo đức báo chí càng sâu, thì người nhà báo càng biết bỏ qua những cám rỗ, luôn nêu cao tinh thần vì nghĩa quên thân, phản ánh đúng sự thật, dành toàn tâm toàn đức để viết đúng sự thật, bảo vệ lẽ phải.

Nhưng thật đáng tiếc là Đỗ Cao Cường đã có những bài viết, bình luận kiểu “té nước theo mưa” và “a dua tán thưởng” một số hành động không phù hợp. Không phủ nhận những bài phóng sự của anh có vai trò quan trọng tới một nhóm người yếu thế. Nhưng không có nghĩa là “được đằng chân lân đàng đầu” mà có những hành động thiếu chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội; đồng thời tự tách mình ra khỏi đội ngũ nhà báo của mình.

Đinh Lực

Tags :
Đọc nhiều