133088
topics
422251

Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên

21/08/2020 06:11

Sáng 20-8, lãnh đạo quận 8 (TP.HCM) và người dân đã đến viếng và dâng hương, hoa trước tượng Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (bên trong khuôn viên Đình Bình Đông) nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Tôn.

Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên - Ảnh 1.
Đình Bình Đông nằm ngay nhánh rẽ của Kênh Đôi, trên cù lao Bà Tàng, thuộc Q.8, TP.HCM – Ảnh: T.T.D.

Trước đó, trong ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, người dân, du khách các vùng lân cận cũng đã đến viếng, thắp hương cúng bái tại nơi này.

Bà Quân ở quận 8 dẫn theo người cháu ở xa về đang thả chim, cá phóng sinh cho biết: “Tôi ở gần đây nên lúc rảnh rỗi thường hay qua đình để cúng bái, phóng sinh cầu sức khỏe và bình an cho gia đình, nay có đứa cháu trai từ xa về nên dẫn nó đi theo”.

Kế bên nhà mát, hai mẹ con bé Kim Xuyến cũng vừa thắp nhang cúng vái xong đang ngồi nghỉ dưới táng cây đa. Hầu như mọi người đến viếng đình về đều có cảm giác bình yên, nhẹ nhàng khi bước qua cây cầu có hàng hoa sử quân tử để về với công việc hằng ngày.

Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên - Ảnh 3.
Tượng Bác Tôn trước nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được xây dựng trong khuôn viên Đình Bình Đông vào năm 2004 – Ảnh: T.T.D.
Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên - Ảnh 4.
Hình ảnh và hiện vật bên trong nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng – Ảnh: T.T.D.

Đình Bình Đông tọa lạc trên cù lao Bà Tàng, nằm ngay nhánh rẽ của kênh Đôi thuộc phường 7, quận 8, TP.HCM. Đình (xây dựng khoảng 1852) có sắc phong Tự Đức ngũ niên cho Thần “Thành Hoàng bổn cảnh” của thôn Bình Đông, huyện Tân Long. Do thời gian và chiến tranh, đình đã qua nhiều lần trùng tu và xây dựng lại trong các năm 1922, 1974, 1993, 1996…

Đình Bình Đông không chỉ nổi tiếng là ngôi đình cổ linh thiêng mà còn mang ý nghĩa quan trọng của sự kiện lịch sử cách mạng VN.

Cách đây 100 năm, người công nhân Tôn Đức Thắng (sau này là Chủ tịch nước) đã thành lập Công hội bí mật, tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân VN. Người đã chọn đình Bình Đông làm nơi hội họp, sinh hoạt của Công hội những năm 1920-1925 và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản VN) những năm 1927-1929. Ngoài ra nơi đây còn là cơ sở cách mạng trong thời chống Mỹ.

Đình Bình Đông được công nhận di tích lịch sử văn hóa vào năm 1997.

Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên - Ảnh 5.
Cây cầu Bình Đông (mới xây 2017) nối đình Bình Đông với đường Phạm Thế Hiển, Q.8, TP.HCM – Ảnh: T.T.D.
Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên - Ảnh 6.
Các con được mẹ hướng dẫn cúng bái: châm dầu, thắp nhang – Ảnh: T.T.D.
Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên - Ảnh 7.
Các hiện vật xưa vẫn còn lưu giữ như bộ khám thờ thần, Tả Hữu ban, 2 hình tượng ngựa trắng đen, 2 ông cọp… – Ảnh: T.T.D.
Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên - Ảnh 8.
Cúng nhang vòng tại nhà võ ca – nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ dịp lễ hội – Ảnh: T.T.D.
Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên - Ảnh 9.
Phóng sinh cá, chim bên dòng kênh Đôi – Ảnh: T.T.D.

T.T.D/TT

Tags :
Đọc nhiều