5
category
466812

Điều gì xảy ra ở Hoàng Sa ngày 19/1/1974?

19/01/2021 12:23

Hôm nay, 19/1, tròn 47 năm xảy ra hải chiến Hoàng Sa, cũng là 47 năm Việt Nam mất Hoàng Sa. Một ký ức đau buồn trong lịch sử dân tộc. Cuộc hải chiến này được báo chí nhắc tới nhiều, tuy nhiên, trong những cố gắng nhằm làm sai lệch lịch sử, nhiều người cố tình “quên mất” nguyên nhân đưa tới việc Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc và cố tình đổ tội cho chính quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong sự kiện này. Thậm chí, nhiều anh chị chỉ nghe lại về trận chiến này theo lời kể, nhưng vội lên đồng xuyên tạc “chính quyền bán Hoàng Sa cho Trung Quốc”.

Chiến hạm VNCH và Trung Quốc giao tranh ở Hoàng Sa năm 1974.

Thực tế, trận hải chiến Hoàng Sa đã thể hiện sự yếu kém trong chiến đấu, phối hợp tác chiến của lực lượng Việt Nam Cộng hòa; đồng thời là bài học đau xót cho việc tin tưởng vào đồng minh Mỹ của họ, khiến chủ quyền đất nước trở thành món hàng trao đổi.

Nói về cuộc hải chiến này, xét về tương quan lực lượng, trên tất cả các phương diện, quân đội VNCH đều hơn so với phía Trung Quốc. Về chất lượng và kích cỡ tàu chiến, Việt Nam Cộng hòa có ưu thế vượt trội, các chiến hạm của họ lớn và hiện đại hơn. 2 tàu lớn nhất là HQ-05 và HQ-16 đều có kích thước lớn gấp 6 lần tàu Trung Quốc (riêng mỗi chiếc HQ-05, HQ-16 đã có lượng choán nước lớn hơn cả bốn tàu Trung Quốc cộng lại), tàu nhỏ nhất là HQ-10 cũng lớn gấp đôi tàu Trung Quốc. 4 tàu của Việt Nam Cộng hòa có tổng lượng choán nước là 7.840 tấn, gấp 4 lần rưỡi so với phía Trung Quốc.

Về vận tốc, các tàu của Việt Nam Cộng hòa đều có vận tốc cao hơn so với tàu của Trung Quốc (chậm nhất là HQ-10 Nhật Tảo cũng chạy được 27,4 km/h, trong khi tàu của Trung Quốc chỉ chạy được 21 km/h là tối đa).

4 tàu của VNCH tham chiến ở Hoàng Sa

Về hỏa lực, các tàu của Việt Nam Cộng hòa được trang bị số lượng pháo nhiều gấp 3 lần. Các khẩu pháo cũng lớn hơn, bắn nhanh hơn và chính xác hơn. Xét riêng về pháo cỡ lớn, Việt Nam Cộng hòa có tổng cộng 2 khẩu pháo 127mm và 4 khẩu pháo 76mm, được nạp đạn và ngắm bắn tự động, điều khiển bằng radar (công nghệ khá hiện đại thời bấy giờ), có thể bắn chính xác tàu đối phương từ cự ly 14 km kể cả trong đêm tối. Phía Trung Quốc thì chỉ có 2 khẩu pháo 85mm, đều ngắm bắn và nạp đạn thủ công, không thể bắn chính xác ở cự ly quá 3 km. Pháo cỡ 127mm có thể đánh chìm các tàu chiến cỡ 500 tấn của Trung Quốc chỉ với 1-2 phát đạn trúng đích, trong khi pháo 85mm của Trung Quốc cần hàng chục phát đạn trúng đích mới có thể đánh chìm khu trục hạm 2.800 tấn của Việt Nam Cộng hòa.

Thậm chí, không quân Việt Nam Cộng hòa lúc đó hoàn toàn đủ sức để tập kích Hoàng Sa. Tại Đà Nẵng, có 5 phi đoàn của Không quân Việt Nam Cộng hòa với khoảng 100 máy bay chiến đấu các loại, trong đó các máy bay F5, A37 đều có thể ra bay ra tới Hoàng Sa, trong khi Mig-21 của Trung Quốc là không thể. Vậy mà khi trận chiến xảy ra, kết thúc, không hề bất có chiếc máy bay nào được lệnh bay hỗ trợ lực lượng hải quân.

Trang bị hùng hậu, nhưng tham chiếm, các tàu của Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu rất kém, thậm chí, tự bắn vào nhau mà chìm. Tàu khu trục HQ-4 có hai khẩu hải pháo 76 ly tự động bị “trở ngại kỹ thuật” nên HQ-4 phải rút lui ngay từ đầu. HQ-5 chỉ bắn vài phát đạn thì thuyền trưởng ra lệnh rút lui. HQ-16 chiến đấu một thời gian ngắn thì bị trúng đạn pháo 127 ly của tàu đồng đội là HQ-5 bắn nhầm, xuyên thủng hầm máy do đó bị loại ra khỏi trận chiến.

Với tương quan như vậy, đáng nhẽ, các tàu Trung Quốc chỉ cần giữ được mạng sống, không bị chìm đã là kỳ tích rồi. Ấy vậy mà, chỉ trong vài tiếng, toàn bộ các tàu của Việt Nam Cộng Hòa hoặc là chìm, hoặc là rút chạy, để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.

Vậy thì điều gì thực sự đã xảy ra vào ngày 19/1/1974 tại Hoàng Sa?

T.H

Đọc nhiều