Sạt lở Rào Trăng 3: Điều chưa biết về người anh hùng cứu sống 12 công nhân 6 năm trước

15/10/2020 15:44

Hồi tháng 12/2014, tại sự cố sập hầm Thủy điện Đạ Dâng – Lâm Đồng, 12 công nhân bị mắc kẹt. Đêm tối, đói khát, cái lạnh hơn 10 độ và nước dâng lên từng giờ. Họ bị cô lập bởi bức tường đất đá dầy 40m, cách cửa hầm 500m và khoảng cách từ đỉnh núi xuống vị trí mắc kẹt là 70m. Thời điểm đó, người dân cả nước hướng về Đạ Dâng, đa phần đều nghĩ đến một thảm kịch sẽ xảy ra.

Sau 80 giờ giải cứu căng thẳng, lực lượng cứu hộ thay nhau làm việc 24/24 không ngừng nghỉ, có người làm đến kiệt sức, một lòng quyết tâm cao đã mang lại điều thần kỳ – cả 12 công nhân ra khỏi hầm một cách an toàn.

Người giải cứu không phải chuyên gia gì cả.. mà đó là lính Công binh Việt Nam. Sau cuộc giải cứu thành công đó, anh em Công binh có người hò reo sung sướng vì đồng bào mình đã an toàn, có anh thì chỉ biết ôm nhau mà khóc. Họ khóc vì đã đảm bảo an toàn cho người dân, khóc vì thương nhau những ngày dầm mình trong nước lạnh…

Vào thời điểm đó, chỉ huy cuộc giải cứu là đại tá Nguyễn Hữu Hùng – Phó Tham mưu trưởng binh chủng Công binh (Bộ Quốc phòng). Ngày ấy trong một buổi phỏng vấn, Vị Phó Tham mưu trưởng được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao chỉ huy toàn bộ lực lượng cứu hộ 12 công nhân mắc kẹt dưới hầm thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng) nói giây phút thay đổi hướng đào là một quyết định “cân não” và là kỷ niệm đáng nhớ đối với ông. Cầu mong tất cả bình an trở về, đó là tiếng gọi, mệnh lệnh của Tổ quốc Việt Nam.

Đến ngày 12.10.2020, Đại tá Hùng cùng nhiều cán bộ chiến sỹ, lãnh đạo cấp cao khác trực tiếp đến giải cứu công nhân mắc kẹt đến sự cố sạt lở thủy điện Rào Trăng 3. Tiếc thay, 13 người trong đoàn cứu hộ đã bị đất đá sạt lở đổ ào xuống, đến nay đã tìm thấy thi thể của 7 người.

Quá đau xót và quá bàng hoàng. Vẫn mong một phép màu có thể xuất hiện, dù biết điều đó là vô cùng nhỏ nhoi.

T.H

Đọc nhiều