10
topics
360448

Dịch virus corona tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam?

07/02/2020 09:16

Bộ KHĐT dự báo sơ bộ 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm so với mục tiêu 6,8% do tác động của dịch virus corona. Nhiều ngành bị ảnh hưởng trực tiếp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) vừa có báo cáo đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng của dịch virus corona đối với kinh tế – xã hội năm 2020. Đây là những số liệu mang tính dự báo sợ bộ mà Bộ KHĐT nghiên cứu tính đến ngày 5/2.

Theo đánh giá sơ bộ và dự báo của Bộ KHĐT, dịch virus corona sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và chỉ số giá tiêu dùng. Về tăng trưởng kinh tế, bộ dự kiến có 2 kịch bản.

Theo kịch bản 1, nếu dịch virus corona được khống chế kịp thời trong quý I, ước tính GDP năm nay tăng 6,27%, thấp hơn 0,53% so với Nghị quyết 01. Trong đó quý I tăng 3,8%; quý II tăng 6,55%; quý III tăng 7,07% và quý IV tăng 6,81%.

Với kịch bản 2, nếu dịch virus corona được khống chế trong quý II, ước tính GDP tăng 6,09% so với năm trước (thấp hơn 0,71% so với Nghị quyết 01). Trong đó quý I, GDP tăng 3,8%; quý II tăng 5,81%; quý III tăng 7,05% và quý IV tăng 6,81%.

 

Thách thức lớn

“Như vậy, để năm 2020 đạt mức tăng trưởng GDP 6,8% như mục tiêu đề là thách thức rất lớn, khả năng sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra”, báo cáo nêu.

Chúng ta vẫn phải hết sức thận trọng, vừa triển khai các đối sách, giải pháp, vừa giảm thiểu tác động của dịch tới Việt Nam. Rất có thể việc này không chỉ là trước mắt mà sẽ kéo dài.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Về chỉ số giá tiêu dùng, Bộ KHĐT cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh có thể làm tăng giá thuốc y tế, giá điện sinh hoạt. Tuy nhiên, giá thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, rau xanh; giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình; giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí có thể sẽ giảm trong ngắn hạn do nhu cầu giảm.

Ngoài ra, nhu cầu ăn uống ngoài gia đình giảm, nhu cầu du lịch, lễ hội giảm.

Trường hợp dịch virus corona kết thúc ở quý I, giá các mặt hàng thực phẩm có nguy cơ tăng cao hơn ở quý II. Nếu dịch diễn biến sang quý II, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ tăng cao hơn do hoạt động sản xuất giảm sút và tăng vào các tháng cuối năm.

Theo kịch bản 1, Bộ KHĐT dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 3,96%. Theo kịch bản 2, cơ quan này dự báo CPI tăng 4,86%.

Nhiều ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh như nông nghiệp, vận tải, du lịch… Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo Bộ KHĐT, dịch bệnh tác động trực tiếp đến một số ngành, lĩnh vực. Theo kịch bản 1, ước tính kim ngạch xuất khẩu đạt 46,5 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản giảm khoảng trên 29%, hàng thủy sản giảm 38%, hàng dệt may giảm 22%…

Xuất – nhập khẩu, du lịch bị ảnh hưởng Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc quý I đạt 5,6 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản giảm khoảng 30%, hàng thủy sản giảm 33%.

Cũng theo kịch bản này, nhập khẩu quý I ước đạt 50 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó. Trong đó, nhập khẩu nhóm mặt hàng tư liệu sản xuất đạt 45 tỷ USD, giảm 12%.

Theo kịch bản 2, nếu dịch virus corona kết thúc cuối quý II, ước tính xuất khẩu quý II đạt 51 tỷ USD, giảm giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu quý II cũng ước tính giảm khoảng 16%, đạt 53 tỷ USD.

Dịch bệnh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực du lịch. Thị trường Trung Quốc luôn đứng đầu trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình chiếm khoảng 30%.

Khách Trung Quốc đến Việt Nam bình quân mỗi quý năm 2019 khoảng 1,45 triệu khách. Trong tháng 1, lượng khách Trung Quốc đến nước ta là 644.000 lượt. Theo kịch bản 1, lượng khách quốc tế trong quý I cũng vẫn là 644.000 lượt, giảm so với không có dịch khoảng 800.000 lượt.

Theo kịch bản 2, lượng khách Trung quốc đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm sẽ giảm khoảng 2,3 triệu lượt so với không có dịch. Đối với khách quốc tế đến từ các quốc gia khác, ước tính sẽ giảm khoảng 50-60% trong giai đoạn có dịch.

Theo tính toán, nếu dịch kéo dài hết quý I, thiệt hại về doanh thu từ khách quốc tế là khoảng 2,3 tỷ USD. Nếu dịch kéo dài hết quý II, thiệt hại khoảng 5 tỷ USD.

Với lĩnh vực vận tải cũng chịu ảnh hưởng khi chỉ tăng trưởng chậm khoảng 3,5-5% theo các kịch bản đưa ra.

(Theo ZN)

Đọc nhiều