Đề xuất mức phạt mới khi vi phạm về sử dụng thẻ căn cước
Bộ Công an đang tiến hành lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Mục tiêu của việc sửa đổi này nhằm điều chỉnh và cập nhật các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực như an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và phòng chống bạo lực gia đình, đặc biệt là các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng căn cước công dân.
Thứ nhất, hành vi không xuất trình giấy tờ: Bộ Công an đề xuất mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với những hành vi như không xuất trình thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước, hoặc giấy xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 9 số với số định danh cá nhân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
Thứ hai, vi phạm quy định cấp và quản lý căn cước: Các hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước cũng sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng. Đặc biệt, không nộp lại thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng nhận căn cước cho cơ quan thi hành án hoặc cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, sẽ bị phạt theo mức phạt tương tự.
Thứ ba, chiếm đoạt sử dụng sai quy định: Bộ Công an cũng đề xuất phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với những hành vi như chiếm đoạt, sử dụng thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước trái phép. Các hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ này cũng nằm trong phạm vi xử phạt.
Thứ tư, huỷ hoại cố ý gây hư hỏng: Hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước cũng sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. Việc không nộp lại giấy tờ này khi được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch hoặc hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cũng sẽ bị xử phạt theo mức tương tự.
Thứ năm, làm giả và sử dụng giấy tờ giả: Một điểm đáng chú ý trong dự thảo là mức phạt tiền từ 2 triệu đến 4 triệu đồng đối với hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử hoặc giấy chứng nhận căn cước. Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp các loại giấy tờ này cũng sẽ bị xử phạt ở mức phạt tương tự.
Thứ sáu, cầm cố và mua bán trai phép: Đặc biệt, dự thảo đề xuất phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng đối với các hành vi như làm giả thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sử dụng thẻ căn cước công dân giả, thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả hoặc giấy chứng nhận căn cước giả cũng sẽ bị xử phạt theo mức phạt này.
Ngoài ra, việc thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước hoặc mua bán, thuê, cho thuê thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước cũng sẽ bị phạt từ 4 triệu đến 6 triệu đồng.
Đối với các hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, mức phạt sẽ được tăng gấp đôi so với cá nhân. Điều này nhằm đảm bảo tính răn đe và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức trong việc tuân thủ quy định pháp luật.
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021 nhằm phù hợp với Luật Căn cước mới, tăng cường quản lý và sử dụng căn cước công dân, đồng thời tạo ra cơ chế xử phạt nghiêm khắc hơn đối với các hành vi vi phạm. Điều này không chỉ giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân mà còn góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 144/2021 là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý về quản lý và sử dụng căn cước công dân. Việc lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân sẽ giúp dự thảo trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý nhà nước và bảo đảm quyền lợi của người dân.
Việc tăng cường xử phạt các hành vi vi phạm liên quan đến căn cước công dân không chỉ nhằm mục tiêu quản lý hiệu quả hơn mà còn góp phần bảo vệ quyền lợi của người dân. Các quy định chặt chẽ và mức phạt nghiêm khắc sẽ ngăn chặn tình trạng lạm dụng, gian lận và vi phạm pháp luật liên quan đến căn cước công dân.
Ngoài ra, việc xử phạt nghiêm minh cũng giúp nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. Khi mọi người hiểu rõ về các quy định và hình phạt, họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng và bảo quản căn cước công dân.
Tóm laị, dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021 là bước đi quan trọng hướng tới việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Khi các quy định được thực thi nghiêm túc, tình trạng vi phạm liên quan đến căn cước công dân sẽ giảm đáng kể, góp phần xây dựng một xã hội an toàn, công bằng và văn minh.
Việc hoàn thiện khung pháp lý về quản lý và sử dụng căn cước công dân thông qua dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 144/2021 là cần thiết và kịp thời. Các ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân sẽ là nền tảng quan trọng để hoàn thiện và đưa dự thảo vào thực tiễn, đảm bảo hiệu quả và tính khả thi của các quy định mới.
Bích Ngân