Đề xuất doanh nghiệp cùng đóng BHYT cho người thân lao động

01/03/2024 15:52

Vừa qua, Bộ Y tế đã công bố Báo cáo Đánh giá tác động dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế chuẩn bị trình Chính phủ. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất mở rộng diện bao phủ của Bảo hiểm y tế (BHYT) trong bối cảnh mới.

Người dân đi khám chữa bệnh.

Báo cáo Đánh giá tác động dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sắp trình Chính phủ, Bộ Y tế đề xuất mở rộng diện bao phủ trong bối cảnh mới đạt 92% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), trong khi Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2025 tăng lên ít nhất 95%.

Theo Bộ Y tế, cả nước đã đạt 92% dân số tham gia BHYT, trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu tới năm 2025, mức độ bao phủ đạt tối thiểu 95%.

Khoảng 8% dân số còn lại chưa tham gia BHYT chủ yếu nhóm phi chính thức như người lao động trong doanh nghiệp, học sinh, sinh viên, người tham gia theo hộ gia đình. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHYT, khi ốm đau mới mua, nhất là trong các hộ gia đình.

Cũng theo Bộ Y tế, 8% dân số chưa tham gia BHYT chủ yếu thuộc nhóm phi chính thức như người lao động trong doanh nghiệp, học sinh, sinh viên, người tham gia theo hộ gia đình. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do nhiều người vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHYT, nhiều trường hợp khi ốm đau, bệnh tật mới mua, đặc biệt là trong các hộ gia đình.

Đáng nói, Tỷ lệ bao phủ học sinh, sinh viên, đặc biệt sinh viên năm thứ hai trở đi còn thấp do mức phí cao; nhà nước hỗ trợ 30% song với hộ gia đình đông con thì khoản tiền đóng BHYT vẫn lớn.

Để giải quyết vấn đề này, báo cáo của Bộ Y tế đưa ra 3 phương án mở rộng diện đóng BHYT,

Phương án một, sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhóm bắt buộc tham gia cho phù hợp thực tiễn, như làm rõ nội hàm các nhóm như học viên công an gồm người Việt Nam và người nước ngoài; con liệt sĩ gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp; tách cựu sĩ quan công an nghỉ hưu thành nhóm riêng để điều chỉnh mức hưởng. Với nhóm tự đóng BHYT, bổ sung người Việt Nam không có giấy tờ tùy thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, lao động nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng.

Cập nhật một số nhóm như người nhiễm HIV, người dân các xã An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ (cơ sở của cách mạng trong kháng chiến) hiện thường trú tại địa phương đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cư trú.

Bổ sung thêm nhóm đóng đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội đang sửa đổi, như hộ kinh doanh có đăng ký, lao động có hợp đồng một tháng trở lên; người làm bán thời gian…

Bộ Y tế đánh giá phương án này giúp tăng nguồn thu vào Quỹ Bảo hiểm y tế, thêm kinh phí khám bệnh chữa bệnh BHYT cho cơ sở y tế; cải thiện chất lượng sức khỏe người dân. Lấy ví dụ ở các bệnh nhân chạy thận, mỗi năm, Quỹ BHYT đang thanh toán 4,3 triệu lượt với chi phí 2.400 tỷ đồng. Nếu không thuộc nhóm đóng BHYT, chi phí chữa trị của bệnh nhân sẽ rất tốn kém.

Phương án hai, ngoài các nhóm bổ sung như phương án một, Bộ Y tế đề xuất đưa thân nhân người lao động vào diện đóng bắt buộc. Nhóm này sẽ được nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, 70% còn lại do người lao động đóng 1/3 và chủ doanh nghiệp chịu 2/3. Nhà nước đồng thời có cơ chế khuyến khích người dân đóng BHYT một lần cho 3 năm để duy trì việc tham gia lâu dài vào Quỹ.

Theo cách tính này, tiền đóng BHYT theo quy định hiện nay bằng 4,5% lương cơ sở, tức người tham gia đóng 972.000 đồng. Mỗi thân nhân được hỗ trợ 30% (tức 291.600 đồng), phần còn lại 680.400 đồng do người lao động và doanh nghiệp đóng. Nếu người lao động có 4 người phụ thuộc (cha mẹ và 2 con trên 6 tuổi), theo luật hiện hành người lao động đóng 1/3 thì mỗi năm họ sẽ chi thêm 907.200 đồng; doanh nghiệp đóng 2/3 còn lại, tức 1.814.400 đồng.

Về phương án này, Bộ Y tế đánh giá sẽ Bộ Y tế đánh giá phương án này mở rộng diện bao phủ, cải thiện sức khỏe người dân, góp phần tăng nguồn cung nhân lực cho thị trường lao động. Quỹ Bảo hiểm y tế cũng có thêm nguồn thu, tính riêng quy định đưa thân nhân lao động vào diện đóng bắt buộc giúp tăng từ 1.159 tỷ đến 3.819 tỷ đồng. Nhà nước giảm gánh nặng chi phí để giải quyết các vấn đề xã hội sau này.

Song phương án trên tác động lớn đến chi phí xã hội. Theo tính toán sơ bộ, mỗi năm ngân sách nhà nước chi thêm từ 348 đến 1.146 tỷ đồng nếu hỗ trợ 30% mức đóng cho thân nhân người lao động. Doanh nghiệp mỗi năm cũng tăng chi từ 541 đến 1.782 tỷ đồng, bù lại bớt gánh nặng giải quyết phát sinh của lao động như nghỉ phép chăm người nhà ốm.

Người lao động cũng phải trích thêm một khoản tiền đóng BHYT cho người thân nhưng cơ quan soạn thảo cho rằng đây là khoản chi cần thiết. Theo tính toán của Bộ Y tế, phương án này sẽ giúp người dân giảm gánh nặng tài chính khi khám chữa bệnh từ 43% xuống 23% vào năm 2025.

Ước tính, tổng chi phí sơ bộ số tiền chi thêm mỗi năm khoảng 270 đến 891 tỷ đồng. Bộ Y tế nhận định, khi người thân được bảo vệ y tế, người lao động sẽ an tâm sản xuất và đóng góp cho doanh nghiệp. Những năm qua, các công ty cũng nêu tiêu chí đóng BHYT làm cơ sở thu hút ứng viên khi tuyển dụng.

Phương án ba, giữ nguyên các nhóm đóng như hiện hành và không bổ sung đối tượng mới vào diện tham gia. Nhà nước không phải tăng chi ngân sách, song sẽ đối mặt gánh nặng chi phí giải quyết vấn đề xã hội liên quan đến nhóm chưa có thẻ BHYT. Mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân khó đạt được.

Sau khi cân nhắc lợi – hại, Bộ Y tế lựa chọn phương án ba, tức giữ nguyên quy định hiện hành. Điều này phù hợp thực tiễn trong bối cảnh nguồn thu ngân sách hạn hẹp và đảm bảo tiến độ sửa luật để kịp thời có hiệu lực vào năm 2025. Riêng phương án hai với quy định bổ sung thân nhân lao động vào diện đóng BHYT được cân nhắc thực hiện trong lần sửa đổi tổng thể Luật Bảo hiểm y tế thời gian tới.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Ngoài mở rộng diện đóng, Bộ Y tế đang đề xuất lộ trình nâng mức đóng BHYT từ năm 2025…

Hạnh Văn

Đọc nhiều