8
category
328816

ĐBSCL đang chìm khoảng 11 mm/năm

15/10/2019 20:06

Khai thác nước ngầm đang làm gia tăng sụt lún nền đất ở ĐBSCL.

Ngày 15.10, tại Cà Mau, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, Viện Liên bang Các khoa học trái đất và Tài nguyên thiên nhiên (BGR) và Dự án tăng cường năng lực bảo vệ nước ngầm tại VN (IGPVN) của Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức hội thảo “Phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dưới đất cho các tỉnh ĐBSCL”.

5b4920235d1_fjxw
ĐBSCL đang chìm khoảng 11 mm/năm

Thông tin tại hội thảo cho biết với điều kiện thuận lợi, ĐBSCL sản xuất nông nghiệp với 2 – 3 vụ lúa trong năm, trồng cây ăn trái, nuôi thủy sản quanh năm, các khu công nghiệp, dịch vụ cộng với nước phục vụ sinh hoạt cho gần 18 triệu người… Từ đó, tổng nhu cầu nước ngọt trong năm dao động từ 700 – 2.000 m3/s. Đặc biệt, vào các tháng mùa khô, kiệt, chiếm đến 15 – 50% dòng chảy kiệt vào lưu vực sông Cửu Long. Điều này khiến cho bài toán cân bằng cung – cầu trở thành vấn đề quan trọng hơn trong quản lý nước. Tại nhiều vùng ven biển như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tình hình khai thác nước dưới đất với quy mô lớn ngày càng diễn biến phức tạp, làm giảm mực nước ngầm, vừa gây ô nhiễm vừa gây mặn nguồn nước.

Ông Andreas Renck, đại diện Viện BGR, cho hay hiện nay việc khai thác nguồn nước dưới đất đang làm gia tăng sụt lún nền đất ở ĐBSCL. Những quan sát từ vệ tinh của EU gần đây cho thấy hiện tượng này đáng báo động. Theo đó, ĐBSCL đang bị chìm xuống trung bình khoảng 11 mm/năm. Đặc biệt, ở một số nơi, tốc độ sụt lún diễn ra nhanh hơn so với mực nước biển dâng, có thể lên đến 50 mm/năm. Đáng chú ý, hiện tượng này diễn ra ngày một nhanh hơn. “Nếu chúng ta không có giải pháp hữu hiệu để giải quyết thì đời sống, sinh kế của hàng chục triệu dân trong khu vực sẽ bị đe dọa. Trong đó, nghiêm trọng nhất vẫn là người dân sống tại các khu vực ven biển. Dù có nhiều nỗ lực, nhưng tình trạng chung tại ĐBSCL hiện nay vẫn là sự thiếu hụt các thông tin cơ bản về nguồn nước dưới đất, điều này cần phải sớm được khắc phục”, ông Andreas Renck nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Bảo Chung, đại diện Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu TN-MT cho biết: Trung tâm tích hợp dữ liệu vùng ĐBSCL đang triển khai xây dựng tại TP.Cần Thơ. Khi trung tâm đi vào hoạt động thì các dữ liệu sẽ được quản lý tập trung, đồng bộ từ T.Ư đến địa phương. Từ đó, góp phần nâng cao sự hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của ĐBSCL.

Ngày 15.10, tại Cà Mau, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, Viện Liên bang Các khoa học trái đất và Tài nguyên thiên nhiên (BGR) và Dự án tăng cường năng lực bảo vệ nước ngầm tại VN (IGPVN) của Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức hội thảo “Phát triển hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tài nguyên nước dưới đất cho các tỉnh ĐBSCL”.

Thông tin tại hội thảo cho biết với điều kiện thuận lợi, ĐBSCL sản xuất nông nghiệp với 2 – 3 vụ lúa trong năm, trồng cây ăn trái, nuôi thủy sản quanh năm, các khu công nghiệp, dịch vụ cộng với nước phục vụ sinh hoạt cho gần 18 triệu người… Từ đó, tổng nhu cầu nước ngọt trong năm dao động từ 700 – 2.000 m3/s. Đặc biệt, vào các tháng mùa khô, kiệt, chiếm đến 15 – 50% dòng chảy kiệt vào lưu vực sông Cửu Long. Điều này khiến cho bài toán cân bằng cung – cầu trở thành vấn đề quan trọng hơn trong quản lý nước. Tại nhiều vùng ven biển như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tình hình khai thác nước dưới đất với quy mô lớn ngày càng diễn biến phức tạp, làm giảm mực nước ngầm, vừa gây ô nhiễm vừa gây mặn nguồn nước.

Ông Andreas Renck, đại diện Viện BGR, cho hay hiện nay việc khai thác nguồn nước dưới đất đang làm gia tăng sụt lún nền đất ở ĐBSCL. Những quan sát từ vệ tinh của EU gần đây cho thấy hiện tượng này đáng báo động. Theo đó, ĐBSCL đang bị chìm xuống trung bình khoảng 11 mm/năm. Đặc biệt, ở một số nơi, tốc độ sụt lún diễn ra nhanh hơn so với mực nước biển dâng, có thể lên đến 50 mm/năm. Đáng chú ý, hiện tượng này diễn ra ngày một nhanh hơn. “Nếu chúng ta không có giải pháp hữu hiệu để giải quyết thì đời sống, sinh kế của hàng chục triệu dân trong khu vực sẽ bị đe dọa. Trong đó, nghiêm trọng nhất vẫn là người dân sống tại các khu vực ven biển. Dù có nhiều nỗ lực, nhưng tình trạng chung tại ĐBSCL hiện nay vẫn là sự thiếu hụt các thông tin cơ bản về nguồn nước dưới đất, điều này cần phải sớm được khắc phục”, ông Andreas Renck nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Bảo Chung, đại diện Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu TN-MT cho biết: Trung tâm tích hợp dữ liệu vùng ĐBSCL đang triển khai xây dựng tại TP.Cần Thơ. Khi trung tâm đi vào hoạt động thì các dữ liệu sẽ được quản lý tập trung, đồng bộ từ T.Ư đến địa phương. Từ đó, góp phần nâng cao sự hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của ĐBSCL.

Gia Bách/Thanh Niên

Tags :
Đọc nhiều