129138
category
473865

Người “thách Đảng làm như Myanmar” đã thấy hổ thẹn chưa?

Đỗ Mạnh 03/02/2021 16:52

Myanmar, quốc gia đầy rẫy những sự xung đột giữa giới quân sự và dân sự, đặc biệt là vấn đề sắc tộc. Trong một thập kỷ qua, dù chậm chạp, cuộc cải cách chính trị những tưởng đã mang lại một chút hi vọng đưa đất nước Myanmar thoát khỏi khủng hoảng và đói nghèo.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A có thấy hối hận vì lời lộng ngày trước hay chưa?

Quá trình chuyển đổi dân chủ được đánh dấu bằng việc thông qua hiến pháp mới vào năm 2008 và cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2010, dẫn đến sự thay đổi chính phủ vào năm 2011. Cột mốc đáng chú ý nhất là cuộc bầu cử năm 2015 khi Đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi chiếm đa số trong cơ quan Lập pháp. Thế nhưng chính quyền dân cử được tô vẽ lên ấy, trên thực tế vẫn nhuốm đầy màu sắc Quân đội, nhiều Bộ ngành và thậm chí Hiến pháp cũng phải tuân theo quân đội. Quyền lực của quân đội không thông qua bầu cử chính là nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng trong mối quan hệ quân đội – dân sự. Mối xung đột bị đẩy lên đỉnh điểm khi Đảng NLD chiến thắng áp đảo trước đảng USDP do Quân đội hậu thuẫn, dẫn đến cáo buộc “gian lận” và cuối cùng là đảo chính như ta đã thấy. Một phe phái vì lo sợ mất kiểm soát chính trị, không chấp nhận thất bại, đã đem đến cuộc binh biến kinh hoàng.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Myanmar mà ai cũng nhận thấy đó là sự tranh dành quyền lực giữa các đảng phái. Thể chế đa đảng đã làm một đất nước chỉ với 54 triệu dân luôn bị khủng hoảng bởi sự tranh giành quyền bính của hơn 90 đảng phái. Các đảng phái chẳng ai quan tâm đến quyền lợi của đất nước, của dân tộc và nhân dân. Vì lợi ích của đảng mình, các phe phái luôn gầm gừ và sẵn sàng hi sinh quyền lợi của dân tộc, của đất nước miễn sao đảng của họ, cá nhân họ dành được quyền lợi cao nhất.

Một điều đáng chú ý nữa là trong hơn 90 đảng phái đang hoạt động tại Myanmar, không có đảng nào đủ uy tín và danh dự để thuyết phục các đảng khác phải nghe theo. Sự không thỏa hiệp và bất đồng lẫn nhau giữa các đảng phái đã đưa đất nước chìm trong khủng hoảng. Các đảng phải không chịu hòa hợp, không chịu bắt tay nhau để cùng nhau xây dựng đất nước. Sự thiếu tin tưởng lẫn nhau khiến việc làm của đảng này luôn là mối nghi ngờ của đảng khác, đất nước dậm chân tại chỗ vì sự giằng co giữa các phe phái. Người chịu thiệt thòi nhất chính là nhân dân và đất nước Myanmar. Trong bối cảnh khủng hoảng và rối ren như hiện nay, và bên cạnh đó là đại dịch Covid-19 đang lan rộng, người dân Myanmar lúc này mới thấm thía cái giá của “dân chủ”, của “đa nguyên, đa đảng”.

Có lẽ ngay lúc ngày, rất nhiều người Myanmar đang ước ao được sống cuộc sống yên ổn và hạnh phúc, ước mơ có được một thế hệ lãnh đạo luôn đặt lợi ích quốc gia và hạnh phúc nhân dân lên trên hết, như những gì người dân Việt Nam được thụ hưởng. Thế mà trong lúc cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam đang là điều ước ao của bao nhiêu người dân các nước thì có những công dân như ông Nguyễn Quang A lại đòi hỏi Việt Nam phải đa đảng. Phải chăng ông ấy muốn Việt Nam giống như Myanmar chìm trong khủng hoảng, người dân phải sống trong sự đấu đá giữa các đảng phái, đất nước chìm trong đói nghèo và nỗi sợ hãi.

Quân đội Myanmar phong tỏa thủ đô Yangon.

Rõ ràng là trong bối canh hiện nay ở Việt Nam không có đảng phái nào có thế thay thế được Đảng cộng sản Việt Nam để lãnh đạo đất nước. Đảng là từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Người dân Việt Nam thừa hiểu cái giá của tự do và hòa bình mà chúng ta có được như ngày hôm nay đã phải trả bằng sự hi sinh của hàng triệu người Việt Nam yêu nước. Nhân dân Việt Nam đủ tỉnh táo để tự quyết định con đường của mình, chúng ta không dại dột mà đánh đổi sự lựa chọn của mình qua những lời thách thức nghe ngây ngô như trẻ con của tiến sĩ Nguyễn Quang A, kẻ lớn lên và học hành rồi trưởng thành nhờ sự bao bọc và ưu ái của nhân dân và đất nước Việt Nam.

Cái giá của sự đa đảng như những gì đang diễn ra tại Myanmar chắc hẳn không người Việt nam nào muốn nghĩ tới. Cái chúng ta cần ngay bây giờ và ở thời điểm hiện tại chính là sự yên ổn để phát triển đất nước. Đảng duy nhất có thể lãnh đạo và đưa đất nước chúng ta phát triển lúc này chính là Đảng cộng sản Việt Nam. Uy tín và hiệu quả của sự lãnh đạo đã được chứng minh bằng lịch sử, bằng những thành quả mà đất nước chúng ta đã làm được trong hơn 70 năm qua. Vậy có thể khẳng định rằng trong lúc này đây và trong tương lai chẳng có một đảng phái nào có đủ uy tín và tài năng để lành đạo đất nước ta như Đảng cộng sản Việt Nam. Người dân Việt Nam không cần những khẩu hiệu hô hào, rao giảng rỗng tuêch như một số người tự coi là “dân chủ” như Nguyễn Quang A. Chúng ta yêu hòa bình, yêu cuộc sống, cam ghét chiến tranh và đau thương.

Đất nước, người dân Việt Nam không muốn phải sống trong sự tranh giành quyền lực của các phe phái chính trị.

Đỗ Mạnh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Đọc nhiều