419
category
411094

“Dân chủ và nhân quyền” của Việt Nam

20/07/2020 10:37

Các bác chống cộng cực đoan ở Mỹ cứ ca mãi bài ca là “ở Việt Nam không có dân chủ và không tôn trọng nhân quyền”. Các bác có sống ở trong đất nước của chúng tôi đâu mà các bác phán như đúng rồi vậy?

Tôi chẳng cần định nghĩa “dân chủ” là gì và thế nào là “dân chủ”! Tôi chỉ đơn cử vài ví dụ để những ai chưa biết về “dân chủ” ở Việt Nam thì đọc.

Đầu tiên, cái gì thuộc tài sản quốc gia đều là sở hữu toàn dân – từ hầm mỏ (trên đất liền và ngoài biển), đến đất đai đều thuộc sở hữu của toàn dân. Nhà nước là người đại diện cho dân để quản lý và khai thác. Không một viên chức nhà nước hay bất kỳ một “đại gia” nào có quyền sở hữu và khai thác tài nguyên của đất nước. Đó là “dân chủ”, tức dân làm chủ.

Một ví dụ khác, tại sao trong mùa dịch covid – 19, người dân nào cũng răm rắp làm theo chỉ đạo của nhà nước là cách ly vùng có dịch, thực hiện giãn cách xã hội và ra nơi đông người phải mang khẩu trang. Vì những chỉ đạo đó chỉ duy nhất xuất phát từ sự tôn trọng sinh mệnh của người dân. Nhờ thế mà cho đến hôm nay, ở Việt Nam không ai chết vì con virus này. Đó là “dân chủ”, tức là nhà nước kêu gọi mọi người hãy làm chủ bản thân mình, chứ đâu có phải làm vậy để chính phủ hay ai đó lấy thành tích hòng kiếm thêm phiếu trong mùa bầu cử.

Còn về “nhân quyền”, trong bản tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc năm 1945, đã chỉ ra, “mọi người sinh ra đều có quyền sống, quyền bình đẳng”. Vậy thì tất cả người dân Việt trong mùa dịch vừa qua chẳng phải đã được bảo đảm về quyền được sống đó sao? Nhà nước bảo phải hy sinh một phần sự phát triển kinh tế để giành lại sự sống cho mọi người. Vậy đó không là “nhân quyền” thì là cái gì?

“Tự do” đâu cứ phải là, tôi muốn làm gì thì làm. Một người da màu đòi quyền bình đẳng lại đi đốt phá, bất tuân thượng lệnh; một người cảnh sát tự do giết bất kể ai mà anh ta thấy cần giết, bất chấp tòa án. Phải chăng đó là “tự do”, đó là “nhân quyền”?

Hôm nay, trên vài trang thông tin nói về một thanh niên Việt Nam, anh ta mới có một cuốn sách được in và phát hành tại Mỹ, người thanh niên đó nói, “tôi đã đi khắp bốn châu lục (trừ Australia), qua 90 thành phố, tôi nhận ra rằng không đâu bằng Việt Nam”. Cảm ơn bạn trẻ!

Một số nghệ sĩ nước ngoài hiện đang hội tụ tại Việt Nam để sáng tác, để biểu diễn và để dạy âm nhạc cho người trẻ Việt Nam. Họ được tự do sáng tác, tự do biểu diễn, tự do đi khắp đất nước Việt Nam. Nghệ sĩ saxophone Sebastien Berruz là một trong những nghệ sĩ đó nói, “Trước khi đến đây, tôi gần như hoàn toàn chưa biết gì về Việt Nam cả. Nhưng có lẽ chính sự chưa biết đó đã mang đến cho tôi những ngạc nhiên thú vị. Mỗi nơi tôi qua, con người đều rất nồng ấm và tử tế. Con người, đất nước và văn hóa Việt Nam đã khiến tôi phải lòng”. Chỉ cần vậy thôi, cứ để cho người ngoại quốc nói về mình, mình mà nói ra thì họ lại bảo “mèo khen mèo dài đuôi”.

Song có một điều tôi cần nói, văn hóa và truyền thống dân tộc thế nào, chế độ xã hội thế nào thì tính cách con người sống trong xã hội đó như vậy. Đó là tôi nói về những cái cơ bản. Chứ ngay trong con người mình, dù bộ não có ưu việt đến đâu, khuôn mặt ưa nhìn thế nào và thân thể cường tráng ra sao, thì trong bao tử vẫn có các chất thải đó chứ. Trong xã hội ta có thể ví những kẻ chống đối, phá hoại chẳng khác gì những chất thải chứa trong cơ thể một con người.

Phạm Tiến Khoa

(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Đọc nhiều