7
category
326156

Cuộc đua “tàng hình” của không quân các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương

24/09/2019 19:51

Không chỉ tăng cường mua sắm máy bay chiến đấu tàng hình, các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương còn tích cực đầu tư phát triển các mẫu máy bay thế hệ thứ 5, tạo lên cuộc chạy đua quyết liệt.

Cuoc dua
Máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của Lockheed Martin (Mỹ) là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm duy nhất hiện đang được sản xuất loạt; đây là máy bay có tính năng tàng hình tiên tiến với các cảm biến được hợp nhất hoàn toàn. F-35A cũng là máy bay chiến đấu được lựa chọn nhiều nhất cho các lượng không quân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cuoc dua
Những quốc gia đồng minh với Mỹ trong khu vực là những quốc gia được trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên, nhưng chỉ với loại F-35 Lightning II. Dẫn đầu là Không quân Australia (RAAF) đang tiếp nhận 72 chiếc F-35A để trang bị cho ba đơn vị chiến đấu và một đơn vị dự bị, yêu cầu của RAAF là 100 chiếc loại này.
Cuoc dua
Tháng 12/2011 Nhật Bản đã đặt mua 45 chiếc F-35A đầu tiên cho Lực lượng không quân phòng vệ Nhật Bản (JASDF); vào tháng 2 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản thông qua kế hoạch mua thêm 105 chiếc F-35, đưa Nhật Bản trở thành quốc gia sở hữu số F-35 nhiều thứ hai thế giới với tổng cộng 147 chiếc, chỉ xếp sau Mỹ.
Cuoc dua
Để đối phó với những mối đe dọa tiềm tàng từ người “anh em” Triều Tiên và sự trỗi dậy của Trung Quốc, năm 2014 Hàn Quốc đã đặt hàng 40 chiếc F-35A cho lực lượng không quân nước này; chưa dừng lại ở đó, vào tháng 12 năm 2017, Hàn Quốc quyết định mua thêm 20 chiếc F-35, nâng tổng số F-35 của nước này lên 60 chiếc, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những lực lượng không quân mạnh nhất khu vực Đông Bắc Á.
Cuoc dua
Singapore là Đối tác Hợp tác An ninh (SCP) trong chương trình F-35, Không quân Singapore bày tỏ quan tâm đến việc mua F-35A để thay thế phi đội F-16C/D của họ; nhưng cho đến nay vẫn chưa có quyết định nào cho việc mua F-35. Hiện tại hải quân Singapore đã đang đóng mới tàu đổ bộ trực thăng lớp Endurance có khả năng vận hành các phiên bản cất hạ cánh thẳng đứng F-35B.
Cuoc dua
Không chỉ chạy đua trong việc mua máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, một số quốc gia của khu vực châu Á – Thái Bình Dương còn tự phát triển các mẫu máy bay tàng hình, với hy vọng làm chủ công nghệ, không phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài; mặc dù không phải tất cả các chương trình phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến này sẽ đạt được kết quả, nếu so sánh với chương trình phát triển F-35 của Mỹ để làm ví dụ tham chiếu.
Cuoc dua
Chương trình do Cơ quan Phát triển Hàng không Ấn Độ (ADA) chịu trách nhiệm thiết kế; phần chế tạo do Tập đoàn công nghiệp hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) thực hiện. Hiện nay giai đoạn thiết kế sơ bộ đã hoàn thành và dự án đang chờ phê duyệt để bắt đầu chế tạo mẫu thử; dự kiến chuyến bay thử đầu tiên vào năm 2032. Do Mỹ từ chối xuất khẩu F-22, nên Nhật Bản đã tự lực phát triển “Máy bay chiến đấu tương lai”; mặc dù đã được Mỹ ưu ái bán cho máy bay F-35.
Cuoc dua
Vào tháng 4 năm 2016, phiên bản mang tên ATD-X của dự án “Máy bay chiến đấu tương lai” đã có chuyến bay thử đầu tiên và có tên tạm thời là F-3; đây là loại máy bay 2 động cơ, có thiết kế rất giống với F-22 Raptor của Mỹ. Tuy nhiên không có sự giúp đỡ về công nghệ của Mỹ, nên chương trình ATD-X hiện vẫn giậm chân tại chỗ.

 

Hàn Quốc cũng đang phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mang tên KF-X; vào tháng 4 năm 2011, Hàn Quốc và Indonesia đã xác nhận việc ký thỏa thuận để cùng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo KF-X của Hàn Quốc và IF-X của Indonesia.

Cuoc dua
Do Mỹ đã từ chối cấp giấy phép xuất khẩu bốn công nghệ chính bao gồm radar mạng pha điện tử AESA, Hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST), Hệ thống theo dõi quang điện tử và máy gây nhiễu tần số vô tuyến thế hệ mới nên chương trình chương trình KF-X đang gặp nhiều khó khăn; hiện tại Hàn Quốc đang mời các Tập đoàn công nghiệp quốc phòng quốc tế có kinh nghiệm để tham gia dự án; theo kế hoạch, nguyên mẫu KF-X đầu tiên được lên kế hoạch bay thử đầu tiên vào giữa năm 2022; tuy nhiên đánh giá chương trình khó có tính khả thi với khả năng về tiềm lực công nghệ và tài chính của cả Hàn Quốc và Indonesia.
Cuoc dua
Tháng 2 năm 2018, không quân Trung Quốc (PLAAF) đã chính thức đưa máy bay chiến đấu tàng hình chiếm ưu thế trên không J-20A phục vụ trong PLAAF, số J-20 (chưa đến 20 chiếc) đầu tiên này, được giao cho Lữ đoàn 172 chuyên làm nhiệm vụ thử nghiệm và huấn luyện bay.
Cuoc dua
Trong khi đó, một mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nhỏ hơn, đó là chiếc FC-31 đã được hồi sinh sau khi bị trì hoãn do thiếu kinh phí. Nguyên mẫu là chiếc J-31 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 10 năm 2012. Hiện tại cả không quân và hải quân Trung Quốc đều quan tâm đến FC-31 như một máy bay chiếm ưu thế trên không và tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt nước. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng Công ty Thẩm Dương vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ, nhất là phần chế tạo động cơ.
Cuoc dua
Việc Nhật Bản và Hàn Quốc liên tiếp nhận máy bay F-35 sẽ gây áp lực hơn nữa đối với Trung Quốc, buộc quốc gia nay phải tăng tốc đầu tư phát triển máy bay thế hệ 5. Thập kỷ tới sẽ chứng kiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương đưa vào trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nhiều hơn bất cứ khu vực nào (trừ Mỹ) trên thế giới, tạo lên cuộc chạy đua quyết liệt về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

(Theo Kiến Thức)

Đọc nhiều