“Cú giãy chết” của Mỹ sau S-400: Thổ mất F-35 nhưng là một chiến thắng ngoạn mục?

20/07/2019 17:54

Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù đã mất hàng trăm triệu USD cho chương trình F-35, nhưng có vẻ những người thua thiệt nhất lại là NATO và Mỹ.

"Cú giãy chết" của Mỹ sau S-400: Thổ mất F-35 nhưng là một chiến thắng ngoạn mục?
“Cú giãy chết” của Mỹ sau S-400: Thổ mất F-35 nhưng là một chiến thắng ngoạn mục?

Ngày 20/7, tờ TNT World xuất bản bài phân tích “Mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ là một kiệt tác chiến lược và người Mỹ không thể chịu đựng được” (Turkey’s S-400 buy is a strategic masterstroke, and the US can’t stand it) của tác giả Abdullah Masri.

Nhằm giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về toan tính của các quốc gia liên quan tới thương vụ S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Mỹ làm, NATO chịu

Việc Hoa Kỳ loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 là giá đắt phải trả đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đã phải chi hàng trăm triệu USD để phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình 1,5 nghìn tỷ USD mà chỉ có thể thành hình được thông qua hợp tác của nhiều nước.

Nhưng Washington đã bỏ qua một cái giá đắt phải trả cho quyết định vội vàng này.

Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất gần 900 bộ phận cho chương trình F-35 và việc loại bỏ nước này sẽ khiến chương trình phải trả thêm 9 tỷ USD chi phí cho các nước tham gia.

Cú giãy chết của Mỹ sau S-400: Thổ mất F-35 nhưng là một chiến thắng ngoạn mục? - Ảnh 1.
Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chi 900 triệu USD cho chương trình F-35

Một cái giá đắt đỏ khác đó là thiệt hại về chiến lược. Loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ (lực lượng quân sự lớn thứ hai của NATO) ra khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35 cũng làm suy yếu sườn phía nam của NATO.

Đối với NATO, đó bằng chứng về sự thiếu coi trọng các thành viên còn lại của liên minh mà Hoa Kỳ thể hiện trong thời gian gần đây.

Nhưng NATO nhận thức rõ rằng bất kỳ sự xâm nhập nào của thế lực Nga vào Đông Âu, thông qua chiến tranh hoặc các biện pháp phi xung đột sẽ không thể tiến bộ mà không đảm bảo được an ninh ở phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ.

Có lẽ vì lý do này mà NATO luôn duy trì sự hiện diện đáng kể ở các sân bay Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là một vấn đề của việc xây dựng đối trọng với người Nga.

Cú giãy chết của Mỹ sau S-400: Thổ mất F-35 nhưng là một chiến thắng ngoạn mục? - Ảnh 2.
Thổ Nhĩ Kỳ là “cánh cửa phía nam” của NATO, nếu mất cánh cửa này người Nga sẽ có khả năng mở rộng ảnh hưởng trở lại ở Đông Âu cũng như các thế lực thù địch khác có thể thâm nhập Châu Âu từ Syria và Iraq.

NATO sẽ không dễ dàng quên rằng chỉ một thời gian ngắn trước đây, xung đột hoành hành ở Iraq và Syria, cả hai quốc gia nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố và nội chiến, Thổ Nhĩ Kỳ chính là “bức tường” ngăn sự hỗn loạn lan rộng.

Cách thức chủ nghĩa khủng bố lan đến Trung Á, Caucasus (Kavkaz) và Châu Âu hoàn toàn không giống nhau.

Nếu nhìn sự việc một cách khách quan, việc Washington thúc ép loại bỏ hệ thống phòng không S-400, và việc đình chỉ tư cách tham gia chương trình F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn không phải vì vấn đề “an ninh”.

Bản thân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng đã thừa nhận một cách rõ ràng rằng Thổ Nhĩ Kỳ có quyền tự quyết các vấn đề an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ bằng cách mua bất kỳ vũ khí nào mà họ lựa chọn.

Công bằng mà nói, tổng thư ký của NATO thực sự không thể nói khác khi cả Hy Lạp và Bulgaria (hai quốc gia thành viên NATO) đã mua hệ thống tên lửa S-300 của Nga mà không gặp phản đối tương tự.

Cú giãy chết của Mỹ sau S-400: Thổ mất F-35 nhưng là một chiến thắng ngoạn mục? - Ảnh 3.
Nếu không có S-400, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai sẽ bị bao vây bởi các hệ thống S-300/400 của Nga, Hy Lạp, Bulgaria, Armenia, Syria và Iraq.

Patriot PAC-3 có thay thế được S-400?

Hệ thống phòng không S-400 của Nga cho tới nay được đánh giá là loại tốt nhất trên thế giới mà hệ thống Patriot PAC-3 của Mỹ không thể so sánh

Đầu tiên, S-400 có thể chuyển đổi cho mục đích tấn công, còn Patriot chỉ đơn thuần là một hệ thống phòng thủ.

Thứ hai và quan trọng hơn, khả năng của Patriot PAC-3 được hiển thị qua các dữ liệu lịch sử cho thấy một hiệu suất kém đến mức kinh ngạc.

Trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, nó chỉ đạt được tỷ lệ đánh chặn từ 25% đến 50%, theo sau đó là một cuộc điều tra của Quốc hội Hoa Kỳ để cố gắng đi đến tận cùng của những gì đã xảy ra.

Cú giãy chết của Mỹ sau S-400: Thổ mất F-35 nhưng là một chiến thắng ngoạn mục? - Ảnh 4.
Hệ thống S-400 và hệ thống Patriot PAC-3

Đó là những tỷ lệ đánh chặn thành công “thảm hại” nhất, và với vị trí địa chính trị quan trọng như Thổ Nhĩ Kỳ, việc mua một hệ thống phòng không chỉ đánh chặn thành công 1 mục tiêu trong 4 là điều khó có thể biện minh trước cử tri Thổ Nhĩ Kỳ.

Liệu Hoa Kỳ đã xử lý các vấn đề trong hệ thống tên lửa Patriot?

Arab Saudi, một đồng minh khác của Hoa Kỳ học được một “bài học” khi cố gắng bắn hạ các tên lửa cũ kỹ của lực lượng Houthi ở Yemen, tương tự với những tên lửa của Iraq mà hệ thống Patriot PAC-3 đã không thể bắn hạ trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991.

Trong các cảnh quay ở hiện trường, một số tên lửa đã vượt qua được hệ thống Patriot PAC-3, trong khi một quả đã bay ngược trở lại và nổ tung và sát thương dân thường ở Riyadh.

Tên lửa Patriot PAC-3 của Arab Saudi đánh chặn tên lửa của Houthi rơi ngay khi khai hỏa.

“Cú giãy chết” của một siêu cường thống trị thế giới?

Trên thực tế là Hoa Kỳ đã không đưa ra các lựa chọn thay thế đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 cũng chưa bao giờ có mặt trên bàn đàm phán.

Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng mua nó trong nhiều thập kỷ và Mỹ dường như không bao giờ sẵn sàng đồng ý với thỏa thuận này.

Trên thực tế, một số hệ thống Patriot PAC-3 của Mỹ đóng quân dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã bị thu hồi vào năm 2015, và sau đó là rút đi từ căn cứ không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ, để lại những lỗ hổng trong hàng phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cú giãy chết của Mỹ sau S-400: Thổ mất F-35 nhưng là một chiến thắng ngoạn mục? - Ảnh 6.

Sau các căng thẳng liên quan tới đảo chính năm 2016, một số lính Mỹ và trang bị đã rút khỏi căn cứ không quân Incirlik trong đó có hệ thống Patriot PAC-3.

Mỹ không muốn thấy Thổ Nhĩ Kỳ phát triển mạnh mẽ hơn bởi vì điều đó có nghĩa là chấm dứt vị thế chính trị siêu cường của Mỹ khi các quốc gia “đồng minh” chọn con đường tự quyết và tự cung tự cấp.

Thời đại của các khối quân sự bao quanh một siêu cường và lực lượng quân sự thống trị thế giới đơn phương sắp kết thúc.

Giới tinh hoa chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dường như đã quên rằng mỗi quốc gia có chủ quyền và lợi ích quốc gia của riêng họ, và Hoa Kỳ đã không còn tự do ra lệnh với toàn bộ tương lai của “đồng minh”.

Chính sách đối ngoại hiện tại của Mỹ hiện đang dựa vào cách “tiếp cận tăng giá”, thoải mái hơn trong việc lôi kéo các quốc gia mới vào “chuỗi đồng minh” và cho các đồng minh cũ biết rằng họ đang “đứng ở đâu”.

Nói cách khác người Mỹ thích lãnh đạo bằng áp lực hơn là duy trì liên minh bằng thiện chí và mục đích chung.

Cú giãy chết của Mỹ sau S-400: Thổ mất F-35 nhưng là một chiến thắng ngoạn mục? - Ảnh 7.
Lính Thổ Nhĩ Kỳ và lính Mỹ trong một cuộc tuần tra chung trên lãnh thổ Syria

 

Đây là lý do tại sao lựa chọn mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ là hợp lý.

Khu vực bao quanh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không ổn định khi thiếu một quốc gia mạnh, ổn định và có thể duy trì áp lực. Điều này đòi hỏi khả năng tấn công và phòng thủ mạnh mẽ mà S-400 cung cấp.

Dựa vào người Mỹ là một “con dao hai lưỡi” khi mà chủ nghĩa đơn phương của Mỹ đã tách rời khỏi lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như việc lực lượng người Kurd YPG được Mỹ vũ trang và các nhóm khủng bố đã phát triển thành tổ chức nhà nước như IS.

Hoa Kỳ cũng từ chối dẫn độ Fetullah Gulen, người bị cáo buộc là chủ mưu của một cuộc đảo chính đẫm máu, khiến hàng trăm người chết và hàng nghìn người bị thương.

Lòng tin cần phải được xây dựng lại. Trong khi đó, ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải làm những điều nó bắt buộc phải làm.

Chuyển giao công nghệ là một trụ cột quan trọng trong các tổ hợp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, và nó đã hoạt động rất tốt. Có lẽ ví dụ điển hình nhất cho điều này là máy bay trực thăng tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, được phát triển sau khi chuyển giao công nghệ từ Italia.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố sẽ loại bỏ sự phụ thuộc bên ngoài vào công nghệ quốc phòng nước ngoài vào năm 2023.

Cùng với điều này, thỏa thuận S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ cũng bao gồm điều khoản chuyển giao công nghệ. Không thể tưởng tượng được việc Thổ Nhĩ Kỳ cùng sản xuất S-500, một nền tảng thậm chí còn tiên tiến hơn với Nga trong tương lai.

S-400 có tên lửa siêu thanh 9M96E2, loại vũ khí có thể đưa Thổ Nhĩ Kỳ tiến lên hàng thập kỷ về công nghệ quốc phòng hơn việc mua lại vũ khí đơn thuần.

Tên lửa có thể bay với tốc độ Mach 15 (5 km/giây), bắn trúng các mục tiêu thấp tới 5 mét so với mặt đất.

Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra quyết định đúng đắn trong việc mua S-400. Mặc dù tổn thất của F-35 là một cái giá đắt phải trả, nhưng đó là điều tốt đẹp đầu tiên trước khi Thổ Nhĩ Kỳ trang bị máy bay chiến đấu tàng hình tự sản xuất TAI TF-X vào năm 2023.

(Theo Soha News)

Tags :
Đọc nhiều