130115
topics
376962

COVID-19 giai đoạn 3: Thủ tướng đưa ra nhiều quyết sách chưa từng có

sông trà 26/03/2020 16:34

Hoan hô tinh thần chỉ đạo cần kíp của Chính phủ và Thủ tướng trong giai đoạn 3 chống dịch COVID-19. Bởi vì nền y tế của chúng ta tuy có nhiều cá nhân suất xắc nhưng vẫn chưa thể sánh bằng nhiều nước. Việc “cô lập” này có tác dụng, cho phép phần còn lại của chúng ta ngăn chặn, dập  dịch hiệu quả hơn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra nhiều quyết sách chưa có tiền lệ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 23/3/

Nhiều quyết sách chưa từng có tiền lệ

Trong giai đoạn 3 của cuộc chiến chống COVID-19, hiện tại Việt Nam ghi nhận 134 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 17 trường hợp đã điều trị khỏi, 117 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện và nhiều quyết sách chưa từng có tiền lệ đã được Chính phủ đưa ra.

Theo thông báo 122/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 23/3/2020 nêu rõ: Công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn 3 có ý nghĩa quyết định.

Vì thế, Thủ tướng đã quán triệt tới UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước, các lực lượng chức năng nhất là quân đội, công an, y tế và các lực lượng khác cần quyết liệt, chặt chẽ hơn trong chỉ đạo, điều hành, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan không kiểm soát.

Các ngành các cấp, cả hệ thống chính trị tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch; kiên trì các nguyên tắc: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị khỏi.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện và hoàn thành trước 12 giờ 00 ngày 25/3/2020 việc rà soát tất cả các trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam từ ngày 8/3/2020, yêu cầu cách ly tại nhà, nơi lưu trú, thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe, kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết (như: dịch vụ karaoke, mát xa, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, sân vận động,…) để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ mặt hàng thiết yếu. Hạn chế tối đa việc tập trung đông người tại các đám cưới, đám hiếu. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các nghi lễ và hoạt động có tập trung đông người.

Huy động mọi nguồn lực để phục vụ cho công tác cách ly như các khách sạn, resort, cơ sở lưu trú làm cơ sở cách ly tập trung có thu phí và ưu tiên cách ly người nước ngoài tại các cơ sở này. Đảm bảo an toàn, không lây chéo và bảo đảm cuộc sống cho người được cách ly.

Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện ở các nước tiếp tục thực hiện tốt công tác cộng đồng và bảo hộ công dân; vận động người Việt Nam ở nước ngoài không dồn về nước như thời gian qua, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình, tuân thủ các quy định không di chuyển, phòng chống dịch của nước sở tại

Có thể nói những chỉ đạo, chính sách mới chưa từng có tiền lệ đã được đưa ra trong tình thế khẩn cấp để đối phó với “giặc dịch”. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc, tất cả cùng vào cuộc với tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, giải quyết công việc kịp thời, không để chậm trễ ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Hoan hô chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng!

Những quyết sách mới trong giai đoạn 3 chống dịch COVID-19 là có cơ sở, hợp lý, cần thiết nếu chúng ta nhìn từ thực tiễn diễn biến phức tạp của loại vi rút này trên thế giới và ngay tại chính Việt Nam.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 15h00 ngày 25/3, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới đã có 197 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có ca nhiễm bệnh.

Từ khi có dịch bệnh, mặc dù đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chặn dịch lây lan, nhưng đến ngày 23/3 tổng số người chết vì COVID-19 tại Ý là 5.476 trường hợp. Tỷ lệ tử vong vì nhiễm COVID-19 của Ý  đang đứng ở mức 8%, cao gấp hai lần mức trung bình thế giới.

Tức là, Ý đã vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia có số người chết vì virus corona chủng mới cao nhất thế giới, gióng lên hồi chuông báo động cho các nước. Bài học từ Ý cho thấy, khi hệ thống chăm sóc sức khoẻ bị quá tải vì COVID-19, sẽ có quá nhiều biến số khiến chúng ta không thể biết điều gì sẽ xảy ra sắp tới và dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát.

Theo Tiến sĩ Lorenzo Casani – một quan chức quản lý bệnh viện tại thành phố Codogno, thuộc khu vực Lombardy, Ý đã đánh giá, nước này đã không có những kế hoạch khẩn cấp cho các dịch bệnh đã khiến các bệnh viện nhỏ hơn tại Ý đã không được chuẩn bị để đối mặt với lượng bệnh nhân lớn khi có đại dịch xuất hiện.

Điều này cũng kéo theo việc đội ngũ y tế nước này thiếu kinh nghiệm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Đồng thời, họ cũng phải chịu áp lực lớn đưa ra những lựa chọn ngày càng khó khăn và dẫn đến tình trạng chọn bệnh nhân để điều trị khiến tỷ lệ người tử vong do COVID-19 tăng đột biến, đặc biệt là trong nhóm người cao tuổi.

Hiện nay, tại Anh, Pháp và Mỹ,… con số nhiễm COVID-19 đang tăng rất nhanh. Dù muộn màng, nhưng chính phủ các quốc gia này đang học tập theo Trung Quốc thực hiện lệnh phong tỏa nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Phạm vi khu vực, vào chiều 24/3, Bộ Y tế Lào xác nhận đất nước này đã có 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Cả 2 bệnh nhân đều làm việc với người nước ngoài, và từng đến Thái Lan thời gian qua. Như vậy,  Lào là quốc gia cuối cùng tại Đông Nam Á xác nhận ca mắc COVID-19.

Còn ở Việt Nam, kể từ khi virus corona chính thức “xâm nhập” vào, như đã nói ở trên, đến nay nước ta ghi nhận 134 trường hợp mắc COVID-19. Nhiều chuyên gia nhận định dường như chủng virus mới này có thể sẽ tiến triển theo thời gian tương tự như SARS và sẽ “thoái trào” vào những tháng hè khi thời tiết ấm áp hơn, sau đó mọi việc sẽ quay lại nhịp sống bình thường.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố “Chính phủ chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân”, thể hiện quyết tâm rất cao chống lại dịch bệnh.

Thực tế, Chính phủ, ngành y tế và các ngành như Quân đội, Công an đã nỗ lực hết mình để phòng, chống dịch, chăm lo sức khỏe cho dân. Nhưng không thể ủy thác cho Chính phủ và các ngành chức năng mà phải có ý thức, trách nhiệm rất lớn từ mỗi người dân chung sức chung lòng thì mới có kết quả tốt được.

Vì tất cả những sai lầm của cá nhân đều làm ảnh hưởng đến cộng đồng, trước tiên và không đâu xa chính là những người thân trong gia đình. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, đừng ai suy nghĩ “chuyện thiên hạ mặc kệ thiên hạ lo”, sự thờ ơ của bất cứ ai cũng có thể phải trả giá bằng sự ân hận suốt đời.

Theo đánh giá từ các cơ quan chuyên môn, cho đến nay các ca nhiễm COVID-19 chiếm đến 80% có nguồn lây từ những thành viên trong gia đình. Do đó, bất cứ ai bước ra giao lưu với cộng đồng (ra nước ngoài) trở về, mỗi người phải hình dung được người đầu tiên có thể bị ảnh hưởng chính là những người rất gần gũi trong gia đình, sau đó mới tới bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng.

Có thể nói, ở giai đoạn 1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng phát biểu ý kiến trước việc có nên cho học sinh đi học trở lại hay không bằng hai từ “an tâm – an toàn”. Với giai đoạn 2, hai từ ấy vẫn là kim chỉ nam trong phòng chống dịch và toàn dân đồng lòng chống dịch với tinh thần chống dịch như chống giặc.

Và giai đoạn 3 vẫn là sự vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị, toàn dân toàn quân, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng chống dịch. Nhưng việc đưa ra nhiều chỉ đạo, quyết sách chưa có tiền lệ với tinh thần đã quyết liệt thì quyết liệt hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa…nhằm đối phó với “giặc địch” đã phần nào  đã cho thấy sự nhạy bén, vững tin trong công tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng và các thành viên trong ban chỉ đạo.

Hoan hô tinh thần chỉ đạo cần kíp của Chính phủ và Thủ tướng trong giai đoạn 3 chống dịch COVID-19. Bởi vì nền y tế của chúng ta tuy có nhiều cá nhân suất xắc nhưng vẫn chưa thể sánh bằng nhiều nước. Việc “cô lập” này có tác dụng, cho phép phần còn lại của chúng ta ngăn chặn, dập  dịch hiệu quả hơn.

Sông Trà

Đọc nhiều