8
category
356857

Coronavirus có thực sự đáng sợ?

Bảo Trâm 27/01/2020 16:19

“Cúm Vũ Hán”, “Viêm phổi lạ”, “Coronavirus” chắc hẳn là những cụm từ hot hơn bao giờ hết những ngày gần đây. Nó gần như khiến tất cả mọi người cảm thấy vô cùng lo sợ, hoang mang tột độ khi những số liệu về căn bệnh này gần tăng lên theo cấp số nhân hàng giờ.

Nhưng liệu nó có thực sự đáng sợ đến thế khi cứ cách vài phút lại có thêm quá nhiều thông tin nhiễu loạn, thiếu kiểm chứng khiến tất cả chúng ta cảm thấy như thế giới sắp bước vào “ngày tận thế”?

Đôi khi, cái đáng sợ nhất chưa hẳn là dịch bệnh, là con virus khiến gần trăm người Trung Quốc thiệt mạng. Đáng sợ hơn cả là khi chúng ta đã quá chủ quan khi tin vào những thông tin lệch lạc, cố tình xuyên tạc xung quanh con virus này.

Coronavirus là gì?

Coronavirus thực chất là một nhóm gồm các loại virus thuộc phân họ Coronavirinae. Coronavirus gây bệnh ỏ các loài động vậy có vú, bao gồm cả con người và chim. Ở người, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Coronavirus được phát hiện vào những năm 1960. Đến 2020, có tất cả 7 chủng coronavirus trên người được phát hiện: coronavirus 229E (HCoV-229E), coronavirus OC43 (HCoV-OC43), coronavirus NL63 (HCoV-NL63), coronavirus ở người HKU1, SARS-CoV, MERS-CoV và chủng virus mới nhất đang lan truyền là 2019-nCoV hay còn gọi cúm Vũ Hán.

Đối với HCoV-229E, HCoV-OC43, HCoV-NL63, HKU1 đơn thuần là những virus cúm thông thường chúng ta mắc phải hằng ngày. Riêng SARS-CoV và MERS-CoV đã từng là đại dịch nhưng đã có vaxin và được đẩy lùi. Việt Nam chính là một trong những nước đầu tiên chống lại được đại dịch SARS trước đây.

Triệu chứng gây bệnh của Coronavirus

Bệnh nhân nếu nhiễm 1 trong 7 chủng coronavirus đều có biểu hiện chảy mũi, ho, đau họng, có thể kèm theo đau đầu và sốt. Đa số các triệu chứng có thể kéo dài trong vài ngày.

Những trường hợp có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi và trẻ em sẽ đi kèm di chứng liên quan đến đường hô hấp dưới như viêm phổi.

Tổng cộng 17 thành phố tại Trung Quốc bị cách ly

Đối với chủng 2019-nCov, đây là một chủng mới hoàn toàn nên vẫn chưa có vacxin điều trị. Tuy nhiên, theo thống kê của WHO, độ tuổi trung bình tử vong vì chủng này là trên 55 tuổi và các bệnh nhân tử vong đều mang trong mình các căn bệnh khác như tiểu đường, xơ gan…

Tỷ lệ tử vong vì chủng virus này ở mức 3% nhưng tỷ lệ tử vong của người trẻ nhiễm chủng virus này ở độ tuổi dưới 30 là 0%, thậm chí tỷ lệ tử vong này còn thấp hơn tỷ lệ người chết vì nắng nóng tại Việt Nam năm 2019.

Có nên hoảng loạn nếu có triệu chứng như ho, sốt..?

Nếu nói rằng đừng quá lo lắng về dịch bệnh lần này là sai. Nhưng tại Việt Nam, với chiến dịch phòng ngừa dịch bệnh cũng như môi trường để “Cúm Vũ Hán” có thể lây lan là cực thấp.

Bất kỳ coranavirus thuộc chủng nào đều lây truyền từ người sang người thông qua các tia nước bọt của người bệnh phát tán ra không khí khi ho hoặc hắt hơi hoặc thông qua tiếp xúc với các bề mặt dễ bị nhiễm khuẩn như tay nắm cửa hoặc lan can. Tuy nhiên, không phải khi có biểu hiện như sốt, ho…đều là căn bệnh khiến Trung Quốc hoảng loạn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể quá chủ quan trong giai đoạn dịch bệnh vẫn đang trong giai đoạn phát tán, cũng như chưa có vacxin phòng ngừa, chữa trị một cách triệt để.

Để đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra, tất cả chúng ta nên làm theo khuyến cáo về các biện pháp dự phòng cá nhân, tránh tiếp xúc với người đang bị viêm phổi cấp/viêm đường hô hấp cấp, thường xuyên rửa tay sạch, trong trường hợp bắt buộc tiếp xúc với người có ho, hắt hơi nên đứng/ngồi song song thay vì đối diện và khoảng cách tối thiểu là 2m.

Hãy tự bảo vệ sức khỏe bản thân theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Nếu bạn là người bệnh, hãy ở nhà và tránh đám đông, tránh tiếp xúc với những người khác. Che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi. Khử trùng các vật dụng và bề mặt đồ dùng bạn chạm vào để tránh lây bệnh cho người khác.

Bảo Trâm (Theo The Gardiuan)

Đọc nhiều