128027
category
474416

“Con tàu xấu xí nhất Thế giới” của Nga rời bến: Mỹ lạnh gáy và mất ăn, mất ngủ!

06/02/2021 05:33

Con tàu độc đáo bị Mỹ coi là “xấu xí nhất TG”, nhưng chính nó, cùng các tàu ngầm SSBN Nga, đã làm sụp đổ “huyền thoại bất khả xâm phạm”, khiến cho những “con diều hâu” Mỹ mất ngủ.

Ngày 21 tháng 12 năm 2020, “bệ băng tự hành” LSP North Pole thuộc dự án 00903 (hay đội khi còn được gọi là tàu kháng băng tự hành) của Nga đã được hạ thủy tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg.

LPS North Pole có chiều dài 83,1m, chiều rộng 22,5m, lượng choán nước khoảng 10.390 tấn, công suất máy phát điện khoảng 4.200 kW, tốc độ ít nhất 10 hải lý/h (18,5km/h).

Dự trữ nhiên liệu “khủng”, giúp con tàu có thể hoạt động độc lập trong thời gian tới 2 năm. Tàu có tuổi thọ ít nhất 25 năm. Thủy thủ đoàn của North Pole gồm 14 người và nó có thể đem theo 34 nhà khoa học để nghiên cứu và làm việc trong 14 phòng thí nghiệm.

Với hình dạng sáng tạo của chiếc vỏ cứng nhất, tương tự như một nửa quả óc chó, sẽ không cho phép băng ở cực có thể nghiền nát nó, dù lớp băng có dày đến đâu. Với thiết kế đặc biệt, thủy thủ đoàn cùng các nhà khoa học có thể làm việc tốt ngay cả khi nhiệt độ xuống -50 độ.

Trên tàu có sàn đáp cho trực thăng hạng nặng loại Mi-8AMT (Mi-17) hoạt động 24/24h.

Tạp chí The Drive của Mỹ viết rằng, với hình dạng như nửa quả trứng, đây là con tàu xấu xí nhất trên thế giới mà họ nhìn thấy từ trước đến nay.

Con tàu xấu xí nhất Thế giới của Nga rời bến: Mỹ lạnh gáy và mất ăn, mất ngủ! - Ảnh 2.
Mô hình “bệ băng tự hành” LSP North Pole.

Tại sao LSP North Pole cấp thiết phải ra đời?

Bắt đầu từ ngày 20/2/1954, Liên Xô đã triển khai các trạm “nghiên cứu khoa học” của mình trên các tảng băng trôi (SP). Một ở phía Tây, một ở khu vực phía Đông của Bắc Băng Dương.

Tháng 9/1963, Liên Xô triển khai tiếp 2 trạm như vậy là SP-10 và SP-12.

Mùa thu năm 1971, Liên Xô triển khai SP-19 và SP-20. Và tiếp tục, năm 1974 là SP-22. Tháng 7/1989 là SP-30. Liên bang Nga vào năm 2015 cũng triển khai SP-40.SP – thực chất là một cơ sở “nghiên cứu khoa học” bao gồm các thiết bị và nhân viên khoa học đóng chốt trên các tảng băng trôi.

Trước đây, khi thời tiết chưa nóng lên, các tảng băng trôi có “nền đất” bền lâu, nhưng khi khí hậu nóng lên, các tảng băng trôi có dấu hiệu bị nứt, do tan, nên không thể đóng chốt trên đó.

Đây là lý do vì sao mà SP-40 của Nga triển khai chưa đầy 4 tháng đã phải vội vàng rút khỏi.

Để tránh phụ thuộc vào các tảng băng trôi, Nga đã hạ thủy North Pole hay còn gọi là “bệ băng tự hành” (LSP).

Bắt đầu từ đây, các nhà nghiên cứu khoa học cùng thiết bị yên tâm ở 2 năm trên biển, đồng thời, không chỉ tự trôi như trước kia mà LSP có thể tự hành đến nơi mình muốn… Thời “sống tầm gửi vào các tảng băng trôi” chính thức đã kết thúc.

Rõ ràng, các SP của Liên Xô và Nga, ngay khi bị cấm vận, trừng phạt, nhưng Nga vẫn duy trì và phát triển tiếp các SP này, chứng tỏ các SP là rất cần thiết với an ninh Nga. Việc Bộ Quốc phòng Nga nóng lòng, đầu tư vào LSP đã chứng tỏ SP có nhiệm vụ mang tính an ninh quốc phòng chiến lược.

Con tàu xấu xí nhất Thế giới của Nga rời bến: Mỹ lạnh gáy và mất ăn, mất ngủ! - Ảnh 4.
“Con tàu xấu xí nhất thế giới” rời bến

Bệ băng tự hành có nhiệm vụ gì?

Đầu tiên hãy tìm hiểu nhiệm vụ của tình báo quân sự Mỹ đối với các SP của Liên Xô-Nga.

Vào ngày 19/3/1962, Matxcơva tuyên bố đóng cửa khẩn cấp SP-8 do tình hình băng giá đang xấu đi nghiêm trọng. Đối với người Mỹ, điều này làm tăng cơ hội tìm thấy rất nhiều điều thú vị trong khu trại bị bỏ hoang khẩn cấp của Liên Xô.

Họ đã tìm kiếm một thời gian dài từ trên không nơi trú ẩn bị bỏ rơi của SP-8. Và, một nhóm trinh sát đã nhảy dù xuống tảng băng đang tiếp tục bị phá vỡ để thu thập mọi thứ có thể tìm thấy. 5 ngày sau họ rút đi bằng một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) của Mỹ.

Mùa thu năm 1971, tình báo Mỹ rất quan tâm đến công việc thủy âm của SP-20. Người Mỹ bí mật hạ cánh xuống gần đó bằng dù và cài đặt thiết bị gián điệp. Sau khi hoàn thành công việc của mình, các điệp viên rời khu vực, đi bộ khoảng 10 km, một chiếc máy bay cánh bằng cỡ nhỏ đón họ.

Năm 1987-1988, máy bay trinh sát của Mỹ thuộc loại P-3 Orion và KS-135 thường xuyên bay ở độ cao 400 – 500m trên khu vực trôi dạt của SP-29, đồng thời, một SSBN Mỹ đã triển khai một phao đặc biệt để thu thập thông tin thủy âm. SP-29 đã bị theo dõi trong một thời gian dài…

Có lẽ, những ví dụ trên là đủ để hiểu: các SP không bao giờ bị giới hạn trong việc cung cấp dữ liệu khoa học về tình trạng của Bắc Cực, độ sâu và băng của nó mà chúng có nhiều nhiệm vụ bí mật khác.

Hầu như tất cả SP đều tương tác chặt chẽ với các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) của Hạm đội Phương Bắc Nga đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu dưới mái vòm băng ở Bắc Cực.

Con tàu xấu xí nhất Thế giới của Nga rời bến: Mỹ lạnh gáy và mất ăn, mất ngủ! - Ảnh 5.
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) của Hạm đội Phương Bắc Nga

Sự không thể thiếu các SP với SSBN của Hạm đội Phương Bắc

Như chúng ta đã biết, mua một hay cả một hạm đội tàu ngầm thì không khó, cái khó nhất mà không phải quốc gia nào có biển, có tiền nào cũng có tàu ngầm, đó là phải bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc – chỉ huy nó khi tàu ngầm hoạt động.

Liên lạc với chỉ huy trên bờ, thông thường có 3 phương thức liên lạc:

1. Công nghệ, vật chất để cho tàu ngầm và trên bờ liên lạc được với nhau là yếu tố mang tầm quốc gia, cực kỳ khó khăn và nhạy cảm.

Phải xây dựng một trung tâm phát sóng tần số rất thấp hay VLF (là thuật ngữ dùng để chỉ tần số vô tuyến (RF) trong dải từ 3 đến 30 kHz và có bước sóng tương ứng từ 10 tới 100 km).

Trên đồ thị, nó gần như một đường thẳng vì thế băng thông nó hẹp nên không tải được tín hiệu khác ngoài các chuỗi ký tự và tùy theo nồng độ nước biển, sóng này có thể xuyên sâu từ 10 đến 40 mét nước biển nên có thể liên lạc với tàu ngầm.

2. Hoặc phải đặt nhiều bộ thu và phát âm thanh dưới đáy biển tại những tọa độ mà tàu ngầm của ta thường đi qua. Khi những tàu ngầm này đi qua gần khu vực đó, nó có thể liên lạc với bờ và với nhau được qua sóng âm.

3. Các tàu ngầm hiện đại ngày nay liên lạc với chỉ huy trên đất liền bởi một vệ tinh riêng bằng cách sử dụng các phao nổi trên mặt nước như là các thiết bị truyền âm trung gian giữa tàu ngầm và bộ chỉ huy.

Những chiếc phao dài hơn 1 mét này này có thể được phóng ra từ tàu ngầm thông qua các máng trượt xả chất thải và giữ kết nối với tàu thông qua các sợi dây cáp truyền tín hiệu. Và sau khi hoàn thành công tác liên lạc thì tàu ngầm sẽ cắt dây để thả những chiếc phao đó tự chìm.

Trên đây là nói về những tàu ngầm hoạt động trong lòng “đại dương ấm áp” tức không phải dưới lớp băng như Bắc Băng Dương. Có nghĩa là mọi phương thức liên lạc-chỉ huy giữa tàu ngầm và bờ hoàn toàn không thể áp dụng theo kiểu 1 và 3 mà chỉ có thể là cách 2.

Chiến trường K: Lui quân theo đề nghị của… địch – QĐND Việt Nam quân tử, Polpot thất kinh Tướng lĩnh Mỹ họp khẩn, chuẩn bị tấn công Iran: Chiến hạm, máy bay chờ lệnh – Có thể đóng cửa đại sứ quán ở Iraq 2 tên lửa Mỹ hủy diệt hệ thống S-400 Nga: Trận tập kích “như trong mơ” – Nga phản đòn, khủng bố chết như ngả rạ

SSBN Hạm đội Phương Bắc của Nga “phóng tên lửa từ dưới lớp băng” không chỉ là chiến thuật mà còn là một kỹ thuật điêu luyện đến mức nghệ thuật…

SSBN Hạm đội Phương Bắc của Nga một trong những đòn tấn công chính, chủ yếu của bộ ba hạt nhân Nga không chỉ luôn tàng hình với Mỹ dưới vòm băng Bắc Cực mà còn “bơi lội tung tăng” như trong các vùng biển ấm.

SSBN Hạm đội Phương Bắc Nga với những chuyến vượt biển, hành trình dưới vòm băng Bắc Cực đến đúng vị trí, thời gian… đã trở thành huyền thoại, kinh điển cho giới tàu ngầm thế giới.

Tất cả, tất cả đều nhờ vào các SP. Với các SSBN của Hạm đội Phương Bắc Nga, nếu như vòm băng Bắc Cực là “tấm áo tàng hình” thì các SP chính là tai và mắt của họ. Giờ đây Nga không còn phụ thuộc vào các tảng băng trôi nữa, Nga đã có LSP và tương lại sẽ có nhiều LSP.

Con tàu North Pole của Nga bị người Mỹ coi “xấu xí nhất thế giới” nhưng chính nó, “con tàu xấu xí nhất thế giới” cùng với SSBN của Hạm đội Phương Bắc Nga, đã làm sụp đổ “huyền thoại bất khả xâm phạm” của Mỹ, khiến cho những “con diều hâu” Mỹ mất ngủ.

T.H

Đọc nhiều