129138
category
349338

Có phải Quy định cứ lái xe có nồng độ cồn là phạt nặng đứng trên Luật? 

Văn Dân 07/01/2020 14:38

Nghị định 100 với quy định người điều khiển phương tiện cứ có nồng độ cồn là bị xử phạt đang khiến cả xã hội như “lên đồng” suốt cả một tuần nay. Người khen nhiều, kẻ chê cũng không hiếm. Để phản ứng có người lục tìm các loại hoa quả, thức ăn có tỷ lệ phần trăm cồn ra để hù dọa thiên hạ. Có người thể hiện thái độ bằng việc bỏ xe, phản đối kịch liệt khi bị kiểm tra nồng độ cồn. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng Nghị định này đang quy định khác so với Luật Giao thông đường bộ, rồi lu loa là “Chính phủ đứng trên Quốc hội?”. Cụ thể… 

Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định:

Người đi xe máy có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 02 – 03 triệu đồng và tước Bằng lái xe từ 10 – 12 tháng.

Đồng thời, Nghị định cũng xử phạt đối với người đi xe đạp uống rượu bia, với mức phạt thấp nhất là 80.000 đồng và cao nhất là 800.000 đồng.

Trong khi đó, khoản 8 ĐIều 8 Luật Giao thông đường bộ Số 23/2008/QH12, ngày 13/11/2008 quy định:

Nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Giao thông đường bộ trên cơ sở luật Phòng chống tác hại rượu bia (có hiệu lực 1/1/2020) đã điều chỉnh luật Giao thông đường bộ.

Chính vì sự “vênh” nhau như trên giữa Nghị định và Luật nên dẫn đến không ít những băn khoăn. Có người còn bức xúc dẫn link chia sẻ thông tin lên một số goup/hội nhóm trên mạng xã hội FB cho rằng: “Nghị định 100 đã vượt qua Luật Giao thông. Luật Giao thông quy định về nồng độ cồn một đằng, Nghị định lại phạt một nẻo? Như vậy, trong trường hợp này, Nghị định 100/2019/CP đã cho mình cái quyền đứng trên Luật?. Vậy thì người dân chấp hành theo Luật hay theo Nghị định?”

Sự thật là gì?

Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đã sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008

Thực tế, khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đã sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo đó, quy định về nồng độ cồn tại Luật Giao thông đường bộ đã được sửa đổi bởi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia nhưng không nhiều người biết. Quy định tại Nghị định 100 là hoàn toàn phù hợp với Luật Giao thông đường bộ (sau khi đã được sửa đổi bởi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia).

Nghị định 100/2019/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Giao thông đường bộ trên cơ sở luật Phòng chống tác hại rượu bia (có hiệu lực 1/1/2020) đã điều chỉnh luật Giao thông đường bộ.

Cụ thể, điều 35, luật Phòng chống tác hại rượu bia sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác có nêu: Sửa đổi, bổ sung khoản 8 điều 8 luật Giao thông đường bộ theo hướng điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều bị xử phạt.

Văn Dân

Đọc nhiều