130115
topics
378676

Có lẽ Việt Nam đã làm Mỹ hối tiếc rất nhiều trong mùa dịch Covid-19

31/03/2020 14:27

Mấy hôm nay đọc tin tức mà thấy thương cảm cho người Mỹ bởi đáng lẽ ra họ không phải nhiễm Covid-19 và tử vong nhiều như thế. Vì sao ở một nước có nền y tế phát triển, kinh tế giàu có lại không thể đối phó hiệu quả với dịch bệnh? Vì sao Việt Nam không giàu như Mỹ và một số quốc gia khác nhưng có thể làm tốt hơn?

Chính quyền New York (Mỹ) bắt đầu cho dựng nhà xác di động ở một số khu vực.

Rõ ràng không phải do kinh tế mà do chính thái độ, hành động, giải pháp phòng ngừa của mỗi nước khác nhau. Trước tiên, hãy nói về cách ứng phó dịch Covid-19 của Mỹ. Khi xuất hiện 1000 ca nhiễm ở bang California, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố dừng giao thương với Châu Âu. Mặc dù sau đó ông chủ Nhà trắng đã quyết định dừng toàn bộ đường bay từ Châu Âu về Mỹ nhưng có vẻ đây là quyết sách đã quá muộn. Làn sóng công dân trở về nước tránh dịch không được kiểm soát chặt chẽ trước đó, lại thêm việc Mỹ gần như không có biện pháp triệt để phòng dịch ví dụ như cách ly số lượng lớn người nhiễm, không khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nên kết cục một siêu cường quốc thất thủ trước sự lây lan của Covid-19.

Người dân Mỹ vẫn thản nhiên ra đường trong những ngày dịch bệnh.

Ngay cả khi công dân Mỹ có dấu hiệu bị nhiễm Covid-19 thì họ cũng phải đắn đo, thậm chí không dám đến trung tâm y tế để khám chữa bệnh vì chi phí điều trị quá đắt đỏ và gần như cả hệ thống y tế tiên tiến chỉ để phục vụ cho người giàu có của Mỹ mà thôi. Một công dân Mỹ phát hoảng khi cầm trên tay hóa đơn 35.000 USD sau khi được chữa trị khỏi Covid-19. Vậy nên đừng hỏi tại sao chỉ trong một ngày Mỹ ghi nhận thêm hơn 18.000 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm của Mỹ đã tăng lên 141.812 và có 2.475 người tử vong?

Giờ đây, Mỹ đã thất thủ trước Covid-19, Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên phải thừa nhận số ca tử vong tại nước này có thể đạt mốc 100.000 người hoặc cao hơn nữa. Nếu như Việt Nam chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo vệ bằng được tính mạng và sức khỏe của người dân thì Mỹ lại cho rằng nếu họ giữ mức tử vong dưới mốc 100.000 ca là “đã làm rất tốt rồi”. Thậm chí, Thống đốc bang Texas Dan Patrick còn lạnh lùng tuyên bố rằng: “Những người cao tuổi nên chết để cứu nền kinh tế”. Câu nói này có lẽ sẽ là câu nói để đời của ông ấy khi gây ra sự tổn thương tột cùng đối với người già ở bang Texas nói riêng và người già trên cả nước Mỹ nói chung.

Phát ngôn sốc của Thống đốc bang Texas.

Vài nơi trên đất nước Mỹ đã xuất hiện kịch bản chuẩn bị dựng lều, lấy xe đông lạnh làm nhà xác tạm thời. Một màu đau thương đang dần bao trùm lên đất nước và người dân Mỹ. Liệu đây có phải dân chủ và nhân quyền mà nhiều người đã từng nói tới?

Nhà xác tạm thời được dựng trong lều ở gần bệnh viện Bellevue.

Bất giác nghĩ về Việt Nam, đất nước mà một số kẻ cứ ra rả bài ca “vi phạm nhân quyền” thì ngay từ đầu đã dang tay chào đón đồng bào trở về từ vùng dịch. Tới nay đã có 81.000 du học sinh và kiều bào từ các nước trở về. Cái cảnh những người con kéo vali trở về quê hương, trở về nhà mới cảm động làm sao. Việt Nam lúc bây giờ như kiểu một ngôi nhà, bão dừng sau cánh cửa vậy. Và sự thật không có một ai bị bỏ lại bên ngoài cánh cửa ấy khi trở về Việt Nam, từ trẻ em, vị thành niên, trung niên đến người già. Kể cả khi bị nhiễm Covid-19 thì tất cả công dân Việt Nam đều được điều trị miễn phí.

Thêm một điều khác với Mỹ, ngay từ những ngày đầu dịch Covid-19 xuất hiện tại Vũ Hán thì Việt Nam đã có sự phòng bị bởi xem dịch như giặc. Kể từ ngày 21/03, tất cả các hành khách nhập cảnh vào Việt Nam bắt buộc phải cách ly 14 ngày; ngày 25/03/2020, chúng ta đóng toàn bộ các đường bay quốc tế đến Việt Nam.

Khu cách ly dân sự tại Sơn Tây.
Cận cảnh khu khách ly tập trung của nước ta.

Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã tiến hành sàng lọc, xét nghiệm…cho gần trăm ngàn người nhập cảnh về Việt Nam. Quy trình xử lý hiện tại với các trường hợp về Việt Nam có thể ngắn gọn như sau: Về các sân bay, cửa khẩu, sàng lọc đối tượng để chia khu, cách ly, xét nghiệm nhiều lần, cách ly 14 ngày, sau đó cách ly tại gia 14 ngày. Nếu phát hiện dương tính quy trình có thể sẽ như sau: Cách ly tại các điểm chữa trị đặc biệt; Sàng lọc, truy tìm các đời F tiếp xúc với bệnh nhân; Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm với các đời F; cách ly tại nhà hoặc cách ly bắt buộc tùy thực trạng tiếp xúc; Cách ly khu dân cư nếu bệnh nhân dương tính đang sinh sống. Mọi công đoạn đều được tiến hành khẩn trương và cẩn trọng để đảm bảo tối đa sự an toàn sức khỏe và tính mạng của người dân.

Thực tế cho thấy các giải pháp nói trên đã mang lại hiệu quả tích cực. Vì vậy, hiện nay chuỗi hành động quản lý chặt chẽ tuyến biên giới phía nam, công an quản lý khu cách ly tập trung dân sự, kiểm soát chặt tình hình các ổ dịch… tiếp tục là những biện pháp quyết liệt để Việt Nam khống chế dịch Covid-19, quyết tâm không để lên tới con số 1.000 ca nhiễm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp: Việt Nam quyết tâm khống chế không đến 1.000 ca mắc Covid-19.

Điều đáng quý là gần như toàn xã hội với tất cả năng lực đã được huy động để cùng nhau chống dịch. Không phải nói quá nhưng kỳ thực đã xuất hiện một cuộc chiến tranh nhân dân giết giặc Covid-19 không thể tốt hơn, công an gõ cửa từng nhà bất kể đêm ngày tìm người đi nước ngoài về, quân đội hi sinh làm nhiệm vụ, mọi tầng lớp nhân dân chung lưng đấu cật. Điều này đã khiến các chuyên gia đánh giá cao nỗ lực ứng phó dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam thời gian qua là mô hình hiệu quả, dù cho nguồn lực hạn chế. Giáo sư Carl Thayer đến từ Học viên Quốc phòng Úc đã nhận định rằng: “Việt Nam là một xã hội có thể huy động nhanh. Họ có một đảng lãnh đạo. Họ có lực lượng lớn. Họ có Chính phủ theo mô hình chỉ đạo “trên xuống” cho phép ứng phó tốt với các thảm họa”. Và tất cả những điều đó đã lý giải vì sao mà tính mạng của người dân Việt Nam không bị treo lơ lửng ở miệng hố tử thần như người Mỹ hiện nay.

Đặng Trường

Đọc nhiều