3
category
567089

Có gì sai khi Việt Nam muốn giữ gì ổn định quan hệ với Trung Quốc?

An Diễm 19/11/2021 18:50

Lợi dụng tâm lý “bài Trung” của một số bộ phận người dân, các thế lực chống phá, thù địch ngày đêm bơm kích, khoét sâu nhằm phá hoại mối quan hệ Việt – Trung. 

Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc

Như mới đây, RFA mở đầu bài viết bằng cách làm ra vẻ đưa tin về phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm Cao Bằng về vấn đề biên giới. Cụ thể, Thủ tướng phát biểu: “bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đường biên giới quốc gia; giữ vững hòa bình, ổn định tại khu vực biên giới để thúc đẩy giao lưu, hợp tác, hữu nghị và phát triển; không để ảnh hưởng đến tổng thể cục diện ổn định, hữu nghị, hợp tác trong quan hệ với nước bạn. Sau đó, RFA gắn ghép vào các sự kiện xung đột dân sự nhỏ lẻ diễn tại đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc như để xuyên tạc, công kích, “Thủ tướng yêu cầu không để ảnh hưởng đến toàn cục với Trung Quốc”.

Việc quản lý đường biên giới giữa các quốc gia trên thế giới không bao giờ là việc đơn giản và không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi ông Donald Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ năm 2016, ông đùng đùng lên kế hoạch xây bức tường biên giới bằng sắt thép và bê tông giữa Mỹ và Mexico với lý do là để tránh những ảnh hưởng gây hại từ người di cư và các tệ nạn từ phía Mexico. Nước Anh mới đây trong quá trình rời Liên minh châu Âu (Brexit) cũng tranh cãi với châu Âu về đường biên giới.

Các tranh chấp nhỏ lẻ xảy ra tại đường biên giới cũng xảy ra tại nhiều quốc gia thuộc châu Âu và châu Á vì rất nhiều lý do. Đơn giản vì đường biên giới giữa 2 quốc gia bất kỳ luôn là một khu vực rộng lớn, kéo dài hàng ngàn km, dân cư chung sống đông đúc, nhiều khi là họ hàng hoặc có mối quan hệ thân thiết nhưng không được phép qua lại. Xét trên khía cạnh này, thì vài trường hợp khúc mắc tại một số cột mốc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc là khá nhỏ lẻ.

Nhưng ngay cả việc có một vài khúc mắc ở biên giới thì việc hợp tác giữa các quốc gia luôn luôn được duy trì ổn định. Khúc mắc không thể là lý do để ảnh hưởng đến quan hệ chung giữa hai quốc gia, vốn có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đến kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi nước.

Nước Mỹ thời ông Trump từng xung đột thương mại với đủ mọi quốc gia trên thế giới, từ Trung Quốc, châu Âu cho đến các quốc gia láng giềng như Canada, Mexico nhưng kết quả cuối cùng thì vẫn là ngồi lại với nhau ký các hiệp định hợp tác làm ăn. Người Việt Nam có câu “bán anh em xa, mua láng giềng gần” để nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa những người láng giềng. Đó là mối quan hệ không thể thay thế, bởi láng giềng là những người luôn ở cạnh bên, có ảnh hưởng mật thiết như “môi hở, răng lạnh”. Bởi vậy nên chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính ở Cao Bằng là hoàn toàn hợp thời và đúng đắn theo như chiến lược ngoại giao của Việt Nam.

Việc mượn lời phát biểu của lãnh đạo đất nước không phải là mới đây, mà nó đã rất nhiều lần sử dụng. Và như thường lệ, lần nào cũng bị Cánh Cò phanh phui.

An Diễm

Đọc nhiều