86
topics
574885

Có gan làm phải có gan chịu, tại sao cứ phải bao biện cho Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm

An Diễm 16/12/2021 11:07

Sau “nữ chúa dân chủ” Phạm Đoan Trang thì mới đây, 2 đối tượng Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm đã bị đưa ra xét xử để nhận những bản án thích đáng. Các trang mạng chống phá một lần nữa lại tiếp tục lên đồng.

So với vụ án của Đoan Trang, có vẻ những thông tin về Phương và Tâm được Việt Tân và BBC đăng lên thưa thớt hơn hẳn. Họ chỉ biết thu lượm vài thông tin vỉa hè theo kiểu: người nhà bị cáo không được tham dự phiên tòa, các bị cáo có vẻ gầy hơn sau thời gian tạm giam. Như để tạo ra một hình tượng thu hút sự cảm thông của người đọc, họ đặt cho hai đối tượng này biệt danh “nông dân hiền lành bị oan”. Đây vốn là kịch bản cũ được lặp lại, đó là dùng chiêu thức đánh tráo bản chất, mặc nhiên coi những đối tượng phạm pháp trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia thành nhà hoạt động cải cách, dân chủ, đấu tranh vì dân oan…

Cả hai bị can này cùng có hành vi soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong dư luận nhằm mục đích chống Nhà nước. Hành vi của các bị can đã phạm vào tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Nguyễn Thị Tâm không phải là một người hiền lành, từng có một tiền án về tội “chống người thi hành công vụ”. Tâm thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội, lợi dụng các vấn đề nóng bỏng để livestreams xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Tâm cũng từng cấu kết với một số đối tượng như Nguyễn Thúy Hạnh tổ chức gây rối trong một số sự kiện như kỷ niệm chiến tranh biên giới. Ngay cả việc mà Nguyễn Thị Tâm luôn rêu rao là “đấu tranh vì quyền lợi người dân Dương Nội” cũng dần bị lộ mặt. Được biết, sau khi Nguyễn Thị Tâm bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi tuyên truyền chống nhà nước, thì người dân Dương Nội đã phát giác Tâm bắt tay với một số đối tượng chính trị trong và ngoài nước.

Sau vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm ngày 09/1, Nguyễn Thị Tâm cùng mẹ con Trịnh Bá Phương đóng vai trò đầu mối, thu thập, tán phát thông tin. Đây là những đối tượng đầu tiên đăng tải nhiều hình ảnh, video từ Đồng Tâm, thường xuyên cập nhật diễn biến, đồng thời kêu gọi số đối tượng chống đối trong và ngoài nước gia tăng tán phát trên không gian mạng gây phức tạp tình hình. Các livestreams của Tâm xuyên tạc bản chất sự việc tại Đồng Tâm, bịa đặt, vu cáo chính quyền chỉ đạo lực lượng công an sử dụng vũ khí để đàn áp người dân Đồng Tâm nhằm “cướp đất” phục vụ “lợi ích nhóm”. Khi ra tòa và trả lời câu hỏi của Tòa án về vụ việc này, bà Tâm trả lời rằng không biết và không hiểu, không thèm kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải. Đối tượng Phương thì ngoan cố hơn, cho rằng chỉ cần xem qua mạng đã biết chính quyền sai (?) nên đăng tải thông tin để phát tán.

Đối tượng Trịnh Bá Phương còn có hành vi tàng trữ một tài liệu dạng sách gồm 278 trang, trong đó trang bìa có in các dòng chữ “Phạm Đoan Trang”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Luật Khoa tạp chí.” Kết quả giám định, các tài liệu này có nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Trước phiên tòa, Phương còn công khai thể hiện bản chất thông qua bài viết trên trang facebook cá nhân của vợ đối tượng. Một bài viết không dài, chỉ có 7 câu nhưng có tới 5 từ “đấu tranh”, và 2 câu còn lại để chửi bới, vu vạ cho chính quyền. “Nông dân hiền lành” nào mà hung hăng đến vậy?

Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Tâm thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Còn Trịnh Bá Phương không khai nhận hành vi phạm tội, thái độ chống đối. Như vậy là trực tiếp hay gián tiếp, cả hai đối tượng cùng thừa nhận hành vi và mục đích sai trái của mình. Điều này chứng tỏ việc họ bị đem ra xét xử là hoàn toàn chính xác.

Căn cứ quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự và xem xét hành vi, thái độ thành khẩn của các bị cáo, Tòa đã tuyên phạt Nguyễn Thị Tâm 6 năm tù giam kèm 3 năm quản chế, Trịnh Bá Phương nhận hình phạt 10 năm tù giam kèm 5 năm quản chế. Trong bài viết trên BBC, luật sư Nguyễn Văn Miếng – một trong các luật sư bào chữa cho Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm thừa nhận bản án với bà Tâm là “phù hợp”, còn của Phương thì “quá nặng”.

An Diễm

Đọc nhiều