420
category
399433

CNN: Trung Quốc ngang ngược, kéo hàng chục tàu hải cảnh lấn sâu vào quần đảo Trường Sa

Bảo Trâm 08/06/2020 17:27

Sáng 8/6, CNN đã có bài viết tố cáo hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi lệnh cho hàng chục tàu hải cảnh xâm nhập bất hợp pháp xung quanh quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

Theo CNN, Trung Quốc đang cố tỏ ra trơ trẽn khi áp dụng chiến thuật mạnh bạo như kéo tàu ra quần đảo Trường Sa, cố tình đánh đuổi tàu đánh cá của các nước trên Biển Đông. Từ đó dấy lên nguy cơ xung đột vũ trang với các nước trong khu vực như Malaysia và Indonesia.

Theo ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), Trung Quốc đang cố dùng hành động để khẳng định mình có quyền hợp pháp tại Biển Đông, biến Malaysia và Indonesia trở thành quốc gia tiền tuyến. Bằng chứng là hàng loạt tuyên bố bất hợp pháp về chủ quyền cũng như hành động đưa tàu xâm nhập bất hợp pháp quần đảo Trường Sa cũng như các vùng biển khác tại Biển Đông.

Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI)

Đây là hành động đi ngược lại với luật pháp quốc tế, Trung Quốc đáng bị trừng phạt trước toàn thế giới!”, CNN trích lời ông Greg Poling.

Cũng theo ông Greg Poling, cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc không hề có cơ sở theo luật pháp quốc tế và bị cho là không có giá trị pháp lý trong phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016. Gần đây, Trung Quốc đã thay đổi sang yêu sách Tứ Sa, khiến toàn thế giới không khỏi phẫn nộ.

Tuy nhiên Trung Quốc vẫn ngang nhiên bỏ qua phán quyết, cố tình bồi lắp trái phép các đảo nhân tạo và quân sự hóa chúng. Các chuyên gia cho rằng để tạo sức ép với các nước trong khu vực, Trung Quốc đã cố tình tạo ra một đội tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc có thể được triển khai ở biển Đông để quấy rối các tàu nước khác hoạt động tại vùng biển này.

Tàu Trung Quốc trên Biển Đông

Ngoài ra, ông Ian Storey, thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) nhận định, Trung Quốc không ngừng tuyên truyền rằng Mỹ đang rút khỏi vị trí cường quốc toàn cầu, từ đó giúp Trung Quốc củng cố ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Trung Quốc muốn các nước Đông Nam Á thấy rằng sức mạnh quân sự của Mỹ đang suy giảm và cam kết của nền kinh tế đứng đầu thế giới đối với khu vực đang suy yếu. Song song đó, Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng những vấn đề kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt sẽ không ảnh hưởng đến chính sách của họ trên biển Đông“, theo ý kiến của ông Ian Storey.

Tuy nhiên, kế hoạch của Trung Quốc đối mặt không ít rủi ro. Mỹ đã tăng cường các hoạt động tự do hàng hải ở biển Đông, đồng thời nỗ lực hỗ trợ trực tiếp các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông. Hải quân Malaysia hồi tháng 5 đã nhận được lô máy bay không người lái giám sát đầu tiên từ Mỹ.

Trước đó, để phản đối những yêu sách của Trung Quốc, Việt Nam cũng đã có Công hàm số 22/HC-2020 gửi đến Liên Hiệp Quốc vào ngày 23/3/2020 nhằm phản đối 2 Công hàm phi lí của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh rõ chủ quyền hợp pháp tại Biển Đông của Việt Nam.

Để phản đối những tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc, Mỹ cũng đã có động thái gửi công hàm chính thức lên Liên Hiệp Quốc với nội dung “Phản đối hành động khiếu nại hàng hải bất hợp pháp của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc”, qua đó kêu gọi các quốc gia trên thế giới cần phải đoàn kết chống lại Trung Quốc nhằm duy trì luật pháp quốc tế về chủ quyền Biển cũng như các vấn đề về tự do hàng hải tại Biển Đông.

Về phía Malaysia và Indonesia, 2 quốc gia này từ xưa đến nay vẫn cố gắng hết sức để bỏ qua sự ngang ngược của Trung Quốc nhằm duy trì mối quan hệ ngoại giao, nhưng khi Trung Quốc cố tình lấn tới như những ngày qua thì mối quan hệ hòa bình này có lẽ không thể kéo dài mãi mãi.

Bảo Trâm (Lược dịch theo CNN)

Đọc nhiều