6
category
322112

Chuyện tưởng riêng hóa chung

26/08/2019 09:47

Vụ cháy rừng Amazon ở Brazil đưa lại bằng chứng mới về việc trong thế giới hiện đại ngày nay, chuyện tưởng của riêng một quốc gia có thể nhanh chóng trở thành chung cho cả thế giới.

Cháy rừng Amazon ở Brazil nhanh chóng trở thành nỗi lo chung cho cả thế giới.
Cháy rừng Amazon ở Brazil nhanh chóng trở thành nỗi lo chung cho cả thế giới.

Bản chất vụ việc này là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái bởi rừng nhiệt đới Amazon được ví như lá phổi của trái đất. Tàn phá rừng này, bất kể do thiên tai hay con người gây ra, đều ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức tới môi trường sinh thái, khí hậu và cuộc sống của con người trên quả địa cầu chứ không chỉ riêng ở Brazil. EU không hài lòng với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tới mức đang xem xét khả năng ngừng thỏa thuận đã được ký kết với tổ chức Mercosur (bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) để gây áp lực buộc ông Bolsonaro vừa phải ứng phó quyết liệt và hiệu quả hơn với vụ cháy rừng hiện tại, vừa phải chấm dứt chính sách phá rừng nhiệt đới để mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp.

Cơ sở pháp lý quốc tế cho EU làm việc này là một quy định trong thỏa thuận nói trên giữa EU và Mercosur ràng buộc tất cả các bên tham gia vào trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái và Hiệp ước Paris của LHQ năm 2015 về bảo vệ khí hậu trái đất. EU cho rằng việc ngừng thỏa thuận kia với Mercosur hiện là phương cách duy nhất và công hiệu nhất buộc ông Bolsonaro phải đáp ứng những yêu cầu của EU. Vụ cháy rừng này cũng như áp dụng biện pháp chính sách nào với Brazil nói chung và cá nhân ông Bolsonaro nói riêng cũng còn là một chủ đề trọng tâm trên chương trình nghị sự của hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G7 tổ chức tại Pháp.

Chuyện tưởng của riêng Brazil và ông Bolsonaro đã không còn là chuyện riêng của họ nữa. Quốc gia nào cũng có quyền theo đuổi những lợi ích và định hướng phát triển riêng, nhưng rõ ràng không được vì thế gây ảnh hưởng và tác động tiêu cực tới các nước khác và tới cả thế giới.

Bản chất vụ việc này là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái bởi rừng nhiệt đới Amazon được ví như lá phổi của trái đất. Tàn phá rừng này, bất kể do thiên tai hay con người gây ra, đều ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức tới môi trường sinh thái, khí hậu và cuộc sống của con người trên quả địa cầu chứ không chỉ riêng ở Brazil. EU không hài lòng với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tới mức đang xem xét khả năng ngừng thỏa thuận đã được ký kết với tổ chức Mercosur (bao gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) để gây áp lực buộc ông Bolsonaro vừa phải ứng phó quyết liệt và hiệu quả hơn với vụ cháy rừng hiện tại, vừa phải chấm dứt chính sách phá rừng nhiệt đới để mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp.

Cháy rừng Amazon nhìn thấy từ không gian
Cháy rừng Amazon nhìn thấy từ không gian

Cơ sở pháp lý quốc tế cho EU làm việc này là một quy định trong thỏa thuận nói trên giữa EU và Mercosur ràng buộc tất cả các bên tham gia vào trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái và Hiệp ước Paris của LHQ năm 2015 về bảo vệ khí hậu trái đất. EU cho rằng việc ngừng thỏa thuận kia với Mercosur hiện là phương cách duy nhất và công hiệu nhất buộc ông Bolsonaro phải đáp ứng những yêu cầu của EU. Vụ cháy rừng này cũng như áp dụng biện pháp chính sách nào với Brazil nói chung và cá nhân ông Bolsonaro nói riêng cũng còn là một chủ đề trọng tâm trên chương trình nghị sự của hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G7 tổ chức tại Pháp.

Chuyện tưởng của riêng Brazil và ông Bolsonaro đã không còn là chuyện riêng của họ nữa. Quốc gia nào cũng có quyền theo đuổi những lợi ích và định hướng phát triển riêng, nhưng rõ ràng không được vì thế gây ảnh hưởng và tác động tiêu cực tới các nước khác và tới cả thế giới.

(Theo Phạm Lữ/Thanh Niên)

Đọc nhiều