Chuyến thăm của Tổng thống Putin là thắng lợi của đường lối “ngoại giao cây tre” Việt Nam

Bảo Trâm 03/07/2024 11:41

Trong thời gian chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam vào ngày 20 tháng 6, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam luôn luôn là một trong những ưu tiên.

Ông Putin tuyên bố rằng: “Nga và Việt Nam kiên quyết bảo vệ các nguyên tắc tối cao của luật pháp quốc tế: khẳng định chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, quan tâm đến việc xây dựng một cấu trúc ăn ninh đáng tin cậy và đầy đủ ở Á – Âu dựa trên các nguyên tắc không sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp. Trong đó, sẽ không có chỗ cho các liên minh quân sự và chính trị khép kín.

Trong một cuộc phỏng vấn, các chuyên gia lưu ý rằng, chuyến thăm của nguyên thủ quốc gia Nga diễn ra trong bối cảnh Mỹ cố gắng củng cố vị thế của mình tại Việt Nam, mà điều đó gắn liền với nguy cơ tiềm ẩn “cách mạng màu” ở nước này, và Liên bang Nga đang phải cạnh tranh chủ yếu với Hoa Kỳ để giành ảnh hưởng trong khu vực.

Tờ Izvestia dẫn lời Giáo sư Vladimir Kolotov, một học giả nổi tiếng về Việt Nam học, ông nói rằng: Bằng cách phát triển quan hệ kinh tế với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam đã có thể cân bằng ngoại thương. Việt Nam đang tự chủ và khéo xử giữa cơ hội và rủi ro đến từ các đối tác chính trị và kinh tế chính của mình, đồng thời tìm cách thu hút các đồng minh nước ngoài có ảnh hưởng trong trường hợp tình hình leo thang.

Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước

Tờ The Diplomat viết rằng:

“Đối với Hà Nội, việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược toàn diện không làm thay đổi chính sách đối ngoại đa phươ‌ng của nước này, vốn phấn đấu xây dựng mối quan hệ hữu nghị với tất cả các nước quan trọng.

Đầu tiên, Việt Nam gửi tín hiệu tới Nga rằng Việt Nam hoan nghênh vai trò của Nga ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Hơn nữa, khác với sự hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, sự hợp tác chặt chẽ hơn với Nga sẽ không khiến Trung Quốc tức giận, mặc dù sự hợp tác này sẽ khiến Hà Nội khẳng định chủ quyền hàng hải của mình với sự giúp đỡ của Nga.

Nếu Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác đủ quan trọng, chuyến thăm của Tổng thống Putin sẽ không gây tổn hại đến mối quan hệ Mỹ-Việt đang trên quỹ đạo đi lên.”

Tờ Financial Times cho biết:

“Hàng loạt chuyến thăm cho thấy rằng, đất nước này vốn rất thành thạo trong việc thu hút đầu tư từ ​​các công ty đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Việt Nam đang quản lý khéo léo các mối quan hệ quốc tế của mình. Việt Nam là nước hưởng lợi từ chính sách đối ngoại đa hướng và trở nên phù hợp với nhiều đối tác.”

Tờ báo dẫn lời chuyên gia Lê Hồng Hiệp làm việc tại Viện ISEAS – Yusof Ishak Singapore cho rằng:

“Chuyến thăm của ông Putin có tính nguyên tắc để Việt Nam thể hiện sự cân bằng và đa dạng. Hà Nội cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc và điều này giúp Việt Nam thu hút đầu tư từ nhiều đối tác khác nhau”.

“Việt Nam luôn coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của đất nước” – Asia News dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nguyên thủ Nga – Tổng thống Putin khẳng định rằng: “Việt Nam là người bạn, đối tác đáng tin cậy của Nga, mối quan hệ hai nước đã được thử thách qua thời gian.”

Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ ấm áp, tin cậy với Việt Nam là một minh chứng cho thấy rằng, trong khi Nga đang có mối quan hệ với Trung Quốc tốt nhất trong lịch sử, Matxcơva vẫn tương tác với các bên khác trong khuôn khổ khái niệm về một thế giới đa cực.

Tầm quan trọng của chuyến thăm Việt Nam trong thời kỳ đối đầu toàn cầu giữa Liên bang Nga và phương Tây cho thấy rằng, mặc dù có một số khó khăn trong việc phát triển hợp tác giữa Nga và Việt trong lĩnh vực năng lượng, hậu cần và song phương, mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước có mức tín nhiệm cao, từng bước tiến tới giải quyết tất cả các vấn đề. Mối quan hệ có tính chất chiến lược và được xây dựng trên chính sách tôn trọng lẫn nhau.

Khả năng tổ chức chuyến thăm na‌y được hình thành nhờ chính sách “ngoại giao cây tre” mà Hà Nội theo đuổi. Viê‌t Nam cố gắng xây dựng một hệ thống quan hệ bình đẳng với nhiều trung tâm ảnh hưởng khác nhau, vận động và duy trì sự cân bằng lợi ích trong khuôn khổ chính sách đa vectơ, Tờ Gazate nhấn mạnh.

Bảo Trâm

Đọc nhiều