419
category
475124

Chuyện ít ai biết về bà giáo của tôi – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

09/02/2021 15:27

Theo Business Insider, lệnh cấm xuất khẩu kim loại mới đây của Trung Quốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu chất bán dẫn và gia tăng cuộc chiến giành ưu thế khoáng sản trên toàn cầu.

Trung Quốc đã công bố hạn chế xuất khẩu hai kim loại germanium và gallium – Ảnh: Wikipedia

Mới đây, Trung Quốc đột ngột tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát từ ngày 1/8 đối với hoạt động xuất khẩu Gali và Germani. Đây là 2 nguyên liệu quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất điện thoại thông minh và công nghệ kỹ thuật số hiện đại trên thế giới. Trung Quốc lý giải lệnh hạn chế xuất khẩu là để bảo đảm an ninh quốc gia và không nhằm vào bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên theo các chuyên gia, động thái trên được cho là nhằm trả đũa việc Mỹ hạn chế bán công nghệ cho Trung Quốc, từ đó làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc có thể hạn chế xuất khẩu các vật liệu khác, đặc biệt là đất hiếm.

Đất hiếm là một nhóm gồm nhiều nguyên tố được sử dụng trong các sản phẩm, từ thiết bị phát laser, thiết bị quân sự đến các linh kiện trong ô tô điện, điện tử tiêu dùng, tuabin gió… Giữa bối cảnh xung đột thương mại Mỹ – Trung tăng cao, đất hiếm càng trở nên quan trọng đối với lĩnh vực bán dẫn của cả hai bên.

Thiết bị bán dẫn được trưng bày tại một hội chợ thương mại dành cho ngành công nghiệp bán dẫn ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào ngày 29-6-2023 – Ảnh: REUTERS

Từ lâu, Trung Quốc đã sử dụng đất hiếm như một thứ vũ khí khi cần và nhắm vào một đối tượng cụ thể, chứ không để nó tiến xa, lan rộng. Bởi Trung Quốc vừa là nước có trữ lượng lớn nhất thế giới, sản xuất đất hiếm nhiều nhất thế giới nhưng cũng là nước tiêu thụ đất hiếm hàng đầu thế giới. Trung Quốc cũng không muốn cho thị trường thế giới xáo trộn, đẩy giá đất hiếm lên cao khiến cho hàng hóa Trung Quốc như xe ô tô điện cùng các sản công nghệ khác bị đẩy giá lên cao, khó cạnh tranh khi xuất khẩu.

Còn đối với Mỹ, trong cuộc đối đầu về công nghệ với Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã phải cố gắng hết sức để đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm trong nhiều năm qua. Cho đến trước năm 2017, không có một tấn đất hiếm nào được sản xuất tại Mỹ. Trong cuộc chiến công nghệ, Mỹ coi việc phụ thuộc vào Trung Quốc đối với đất hiếm là một lỗ hổng chiến lược quan trọng. Tính đến năm ngoái, sản lượng sản xuất đất hiếm của Mỹ chiếm 14% thị phần sản lượng toàn cầu. Trong khi Trung Quốc là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 70% sản lượng toàn cầu.

Không riêng gì Mỹ, Liên minh châu Âu EU từ lâu cũng đánh giá tác động tiềm ẩn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và ngành công nghiệp châu Âu và lên tiếng kêu gọi Trung Quốc hạn chế các giới hạn xuất khẩu, phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới. Với EU, đất hiếm là nguyên liệu thô chiến lược cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và xanh.

Vì vậy, lệnh hạn chế xuất khẩu kim loại của Trung Quốc là hồi chuông báo động với Mỹ, EU và các nước khác vốn phụ thuộc vào Trung Quốc như một nhà cung cấp lớn nhất các nguyên liệu quý dùng trong công nghệ bán dẫn. Từ đây, nhu cầu về các khoáng sản quý cho lĩnh vực công nghệ cao đã đánh thức các “Kho báu ngủ quên” ở nhiều quốc gia. Cuộc đua của các liên minh khoáng đã có dấu hiệu nóng hơn trên toàn cầu, do thế giới ngày càng cần những loại khoáng sản đó trong quá trình phát triển công nghệ. Ai có khoáng sản quý sẽ có lợi thế hơn trên những bàn đàm phán toàn cầu. Quyền lực về khoáng sản quý sẽ đồng nghĩa với quyền lực về địa chính trị.

Về phần mình, Mỹ đang muốn “lập một liên minh quốc tế để phá vỡ thế gần như độc quyền của Trung Quốc về các loại đất hiếm và khoáng sản quý”, và nếu làm được như vậy, Mỹ sẽ càng có lợi thế với Trung Quốc trong cuộc chiến công nghệ. Theo một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết, Mỹ đã thành lập cơ chế mang tên “Quan hệ đối tác an ninh khoáng sản” và hiện đang có 13 thành viên tham gia. Đây là liên minh xuyên quốc gia nhằm tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô ổn định cho nền kinh tế của các thành viên.

Trữ lượng đất hiếm của một số nước (cập nhật đến tháng 1/2023)

Tương tự Mỹ, trong tháng trước, EU cũng đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Chile – một trong số ba nước sở hữu Lithium lớn nhất thế giới. EU đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030 phải đảm bảo 10% nhu cầu về các loại nguyên liệu thô quan trọng như Lithium, Cobalt, đất hiếm… bằng cách khai thác nội khối.

Tiếp theo phải kể đến Úc, quốc gia hiện đang đứng đầu thế giới về sản xuất Lithium, thứ ba thế giới về Cobalt và thứ tư về đất hiếm, tuy nhiên, năng lực chế biến khoáng sản vẫn còn hạn chế. Quốc gia này đang đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành một nhà sản xuất hàng đầu thế giới đối với các khoáng sản quan trọng đã qua chế biến. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Úc dự kiến sẽ đầu tư khoảng 500 triệu đô la Úc nhằm hỗ trợ cho các dự án trong chiến lược mới của mình. Khoản đầu tư này sẽ bổ sung cho quỹ 2 tỉ đô la Úc hiện có để khởi động các dự án khoáng sản quan trọng ở giai đoạn ban đầu, trong đó bao gồm một nhà máy xử lý đất hiếm.

Đối với Hàn Quốc, nước đang có tham vọng trở thành nhà sản xuất toàn cầu về xe điện và pin, có vẻ là đối tượng dễ bị tổn thương trước sự cạnh tranh Mỹ – Trung Quốc trong vấn đề này. Hồi đầu năm nay, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch đảm bảo nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng. Đây là một phần trong cam kết của Tổng thống Yoon Suk Yeol về “các biện pháp đảm bảo an ninh tài nguyên toàn diện”.

Ngoài ra, một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Đài Loan và Ấn Độ cũng đang tìm cách áp dụng các chiến lược mới về khoáng sản quan trọng. Mới đây nhất, Ấn Độ cũng đã tham gia vào hiệp định khoáng sản MSP do Mỹ dẫn đầu.

Lan Hoa

Đọc nhiều