Chuyến đi thất bại của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc!
Trung Quốc vừa cử Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị đi vòng quanh thế giới, với vai trò là thuyết khách nhưng thất bại thảm hại. Mỹ và các nước châu Âu đang tẩy chay Trung Quốc, đất nước muốn mình trỗi dậy nhưng lại ức hiếp các nước nhỏ hơn, đặc biệt là luôn tìm cách lấn chiến lãnh thổ nước khác. Đã qua rồi cái thời người Trung Quốc dùng mưu kế “viễn giao cận công”, nghĩa là giao thiệp với các nước xa, xâm chiếm hoặc ức hiếp các nước ở gần. Cộng đồng quốc tế ngày nay đã rất cảnh giác với họ, sau một thời gian dài thẩm thấu được bản chất của Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kết thúc chuyến công du nước ngoài kéo dài tám ngày đến năm nước châu Âu. Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Vương ra nước ngoài kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, và diễn ra trong bối cảnh đại dịch vẫn còn hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới. Khi đến Na Uy và bốn nước khác thuộc Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm Pháp, Đức, Ý và Hà Lan, ông Vương Nghị đã quảng bá Trung Quốc như một đối tác đa phương trên trường quốc tế. Chuyến đi của Vương Nghị một vòng châu Âu lần này với mục đích là vớt vát những gì đã mất nhưng kết quả chẳng được như Trung Quốc mong muốn. Có thể nói, hành động đánh dấu sự chấm hết cho cái gọi là sự trỗi dậy Trung Hoa và giấc mộng bá quyền của họ.
Tuy nhiên, các nước EU đã bày tỏ mối quan tâm với việc Trung Quốc có sẵn sàng tuân thủ các quy tắc quốc tế, từ Biển Đông đến Hong Kong cho đến các vấn đề về công nghệ như trí tuệ nhân tạo hay không. Trong khi ông Vương “ghi điểm” với EU trong một số vấn đề chung, việc ông lên án Chủ tịch thượng viện Cộng hòa Czech Milos Vystrcil vì đã thực hiện chuyến thăm đến Đài Loan đã phần nào gây tác dụng ngược. Đức và Slovakia đã lên tiếng chỉ trích phát ngôn này của ông Vương.
Trung Quốc đã đánh giá sai về Mỹ và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là ở lục địa già. Người Trung Quốc tự hào có lãnh thổ rộng lớn, dân số đông nhất thế giới và quy mô nền kinh tế thứ hai thế giới. Thế nhưng họ còn lâu mới bắt kịp Mỹ, Đức, Pháp, Anh,… về trình độ, công nghệ và sự phồn thịnh của xã hội. Ngày xưa, Câu Tiễn nếm mật nằm gai và khi thời cơ đã chín muồi thì mới vùng lên tiêu diệt nước Ngô và Phù Sai. Bài học này, người Trung Quốc chưa học được Câu Tiễn khi xưa, chưa đổ ông nghè đã vội đe hàng tổng và hậu quả là gần như cả thế giới biết rõ bản chất, quay lưng với họ. Những vấn đề về Hồng Kông và Tân Cương bị các nước châu Âu bác bỏ, không một ai nghe ông Vương Nghị và chào đón 5G.
Chưa bao giờ, ngoại giao Trung Quốc thảm hại như chuyến đi của ông Vương Nghị vừa qua, nhưng thừa nhận công bằng thì ông Nghị rất tự tin khi cấm Na Uy trao giải Nobel hoà bình cho giới trẻ Hồng Kông. Thế nhưng Na Uy không phải là thuộc quốc của Trung Quốc và có thể Hoàng Chí Phong sẽ nhận giải Nobel hòa bình năm 2020. Công du và xin xỏ, ông Vương Nghị chỉ nhận những cái lắc đầu từ Châu Âu. Tất cả các quốc gia Vương Nghị đến đều từ chối bán chip cho Huawei: Phần Lan-Nokia , Đức-Siemen , Hà Lan-Phillips , Pháp-Alcatel, Thomsonp, riêng Ý thì từ chối thẳng: “Chúng tôi không bỏ Mỹ vì Mỹ là đồng minh của chúng tôi mọi lĩnh vực”.
Chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc sẽ không bao giờ phát huy tác dụng, Trung Quốc thâm hiểm nhưng Mỹ cũng là chúa của các loại con buôn. Thế nên, chẳng ai chịu dại để người Trung Quốc khôn. Hợp tác phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi chứ ra vẻ nước lớn ức hiếp nước bé, lân bang, xâm chiếm; Với Châu Âu và Mỹ thì ra oai, đến khi bị họ quay lưng thì đi theo xin xỏ, xu nịnh thì chẳng ai nghe đâu.
LCB
*Bài viết mang quan điểm và văn phong riêng của tác giả