Chủ tịch Hạ Viện Philippines bênh Trung Quốc xâm chiếm biển đảo ở Biển Đông

Nam Phong 21/08/2019 10:36

Một cựu ngoại trưởng của Tổng thống Philippines Duterte, ông Alan Peter Cayetano, hiện là Chủ tịch Hạ Viện Philippines, vừa phát biểu hàm ý bênh vực Bắc Kinh về Biển Đông khi ngụy biện rằng Việt Nam và Malaysia chiếm giữ nhiều đảo ở Biển Đông hơn Trung Quốc.

Hôm 19/08 trên một đài phát thanh, chủ tịch Hạ Viện Philippines Alan Peter Cayetano, nguyên là ngoại trưởng trong nội các đầu tiên của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bác bỏ các lời kêu gọi chính quyền Manila đứng lên chống lại sự xâm lăng của Bắc Kinh tại vùng biển giàu tài nguyên.

gen1-duterte-cayetano_2018-10-11_22-33-01
Tổng thống Philippines Duterte (bên trái), ông Alan Peter Cayetano, hiện là chủ tịch Hạ Viện Philippines (bên phải)

Nhân vật này đã ngụy biện rằng Việt Nam và Malaysia chiếm nhiều đảo hơn Trung Quốc. Phát biểu bị cho là theo cùng một hướng với lập trường bị cáo buộc chạy theo Trung Quốc của chính Tổng thống Philippines Duterte.

Để bênh vực và biện minh cho Tổng thống Duterte, ông Cayetano còn cáo buộc chính quyền tiền nhiệm, cho rằng chính dưới thời ông Aquino mà đảo của Philippines bị mất vào tay Trung Quốc.

Tổng thống Philippines Duterte (bên phải), ông Alan Peter Cayetano, hiện là chủ tịch Hạ Viện Philippines (bên trái)
Tổng thống Philippines Duterte (bên phải), ông Alan Peter Cayetano, hiện là chủ tịch Hạ Viện Philippines (bên trái)

Ngay lập tức, các tuyên bố của chủ tịch Hạ Viện Philippines đã bị Phó thẩm phán cấp cao thuộc Tòa Án Tối Cao Philippines, ông Antonio Tirol Carpio đả kích. Theo trang tin Philippines ABS-CBN, trong một tin nhắn văn bản ngày hôm 20/08/2019, ông Antonio Carpio, đã nói rõ là “Việt Nam và Malaysia không yêu sách bất kỳ khu vực nào trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Tây Philippines (tức là Biển Đông) và trên thực tế, chính Trung Quốc mới là “quốc gia duy nhất tuyên bố chủ quyền trên vùng đặc quyền kinh tế của Philippines” ở Biển Đông.

ị Phó thẩm phán cấp cao thuộc Tòa Án Tối Cao Philippines, ông Antonio Tirol Carpio
ị Phó thẩm phán cấp cao thuộc Tòa Án Tối Cao Philippines, ông Antonio Tirol Carpio

Theo ghi nhận của thẩm phán Philippines, hiện nay, Manila chiếm 9 thực thể ở vùng Trường Sa. Thế nhưng, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên khoảng 80% vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông.

Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands) là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ, khí đốt thuộc biển Đông.

Việt Nam luôn tuyên bố chủ quyền, có bằng chứng lịch sử rõ ràng và duy trì quản lý đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi đất nước bị Pháp đô hộ các quần đảo này vẫn hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Sau khi đất nước bị chia cắt. Hai quần đảo này thuộc Việt Nam Cộng hòa quản lý. Nhưng đến năm 1956, Đài Loan chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình. Đầu thập niên 1970, Philippines chiếm trái phép 7 đảo và rạn đá phía đông quần đảo.

Sau khi thống nhất đất nước, tháng 3 năm 1988, trong Chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền-88), do ba bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao không có quân đội đồn trú, nên Công binh Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ và xây công trình trên các đảo. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ trái phép, nổ súng để giật cờ Việt Nam trên bãi đá Gạc Ma, sau đó lại dùng pháo trên chiếm hạn bắn vào tàu vận tải hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Sau đó, Trung Quốc đổ quân chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và Việt Nam giành lại Cô Lin và Len Đao.

Sau đó, Việt Nam cho quân đóng giữ Đá Núi Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết. Ngày 16/3, Việt Nam tiếp tục cho quân đóng giữ đảo Đá Nam. Tổng cộng trong chiến dịch CQ-88, Việt Nam đóng giữ thêm 11 đảo chìm. Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam.

Tháng 2 năm 1995 và tháng 11 năm 1998, giữa Trung Quốc và Philippines đã hai lần bùng phát căng thẳng chính trị do hành động giành và củng cố quyền kiểm soát đá Vành Khăn.

Nam Phong

Đọc nhiều