Chiêu hút vốn khiến nhà đầu tư… sập bẫy trong vụ Sen Tài Thu

31/01/2024 10:05

Vụ Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu bị phanh phui đã lừa đảo hơn 1.000 tỷ đồng của các nhà đầu tư đang làm dư luận sục sôi. Đây là một vụ việc nghiêm trọng, cho thấy sự tinh vi của thủ đoạn lừa đảo trong lĩnh vực huy động vốn hiện nay.

Cơ quan điều tra xác định, đến đầu năm 2020, do việc mở rộng các cơ sở của của hệ thống Sen Tài Thu trong thời gian dài, bà Phạm Thị Hòa và Nguyễn Thị Thùy Linh đã vay nợ số tiền lớn khoảng hơn 300 tỷ đồng (trong đó tiền gốc khoảng 100 tỷ đồng, tiền lãi 200 tỷ đồng). Đến năm 2022, bị can Nguyễn Thị Thùy Linh đã cùng bàn bạc với Nguyễn Thị Lan Hương nâng khống vốn điều lệ từ 31 tỷ lên 160 tỷ đồng, để phát hành cổ phần.

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa khởi tố vụ, khởi tố 3 bị can để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạn tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu.

3 bị can bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm: bà Phạm Thị Hòa (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu), Nguyễn Thị Thùy Linh (nguyên Phó Tổng Giám đốc, con gái bà Hòa) và Nguyễn Thị Lan Hương (nguyên Tổng Giám đốc)

Thủ đoạn của Sen Tài Thu là khá tinh vi. Họ lợi dụng uy tín của thương hiệu để phát hành cổ phiếu, trái phiếu với lãi suất hấp dẫn. Khi huy động được hàng ngàn tỷ đồng từ các nhà đầu tư, công ty đã chiếm đoạt luôn số tiền thay vì trả lãi như cam kết. Điều này cho thấy sự thiếu minh bạch trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.

Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2023, hơn 400 nhà đầu tư đã ký kết mua bán cổ phần với bị can Phạm Thị Hòa thông qua khoảng hơn 1.000 hợp đồng, chuyển số tiền khoảng hơn 1.000 tỷ đồng (giá trị trên hợp đồng) đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Sen Tài Thu. Sau khi nhận tiền, công ty cắt từ 7 -30% cho các sale, số còn lại Linh, Hương đã chiếm đoạt để chi trả các khoản nợ cho Phạm Thị Hòa, Nguyễn Thị Thùy Linh, các mối cho vay do Nguyễn Thị Lan Hương mang về. Đến thời điểm hiện tại, công ty không còn khả năng thanh toán.

Công an sẽ sớm làm rõ trách nhiệm của Sen Tài Thu cũng như các cá nhân, tổ chức liên quan để xử lý nghiêm minh. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tránh để các đối tượng lợi dụng kẽ hở để thực hiện hành vi lừa đảo như thế này.

Các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần cảnh giác với chiêu thức huy động vốn trả lãi suất cao.

Thời gian qua, nở rộ doanh nghiệp huy động vốn của nhà đầu tư. Theo ông Long, chiêu trò phổ biến là dùng lãi suất cao gấp nhiều lần lãi suất tiết kiệm, đánh vào sự hám lợi của người dân.

Nhà đầu tư chỉ quan tâm tới lãi suất cam kết của doanh nghiệp, chưa tìm hiểu kỹ về năng lực tài chính, kết quả kinh doanh sẽ dễ rơi vào “bẫy” lừa đảo. Việc góp vốn, đầu tư là giao dịch dân sự của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Chỉ khi nào có dấu hiệu lừa đảo, tố cáo từ nạn nhân, cơ quan chức năng mới vào cuộc điều tra. Vì vậy, bản thân nhà đầu tư phải tỉnh táo, tìm hiểu kỹ thông tin của doanh nghiệp trước khi chuyển tiền.

Vụ việc cũng là lời cảnh báo cho các nhà đầu tư  rằng họ cần tỉnh táo, tìm hiểu kỹ các thông tin về doanh nghiệp và dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư, tránh bị các đối tượng lừa gạt. Cơ quan quản lý nhà nước cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo tinh vi.

Hy vọng vụ việc của Sen Tài Thu sẽ là bài học đắt giá cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Qua đó góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.

Hồng Anh 

Đọc nhiều