Chiến tranh tiền tệ bùng nổ, Mỹ sẽ giáng đòn mạnh lên Trung Quốc?

12/08/2019 15:45

NPR dự báo chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ tung những cú đòn mới để vô hiệu hóa chiêu hạ giá đồng NDT của Trung Quốc.

Hôm 5/8, Trung Quốc cho phép đồng NDT hạ giá vượt ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ năm 2008. Cuối ngày, Bộ Tài chính Mỹ nhanh chóng đưa Trung Quốc vào danh sách “quốc gia thao túng tiền tệ”.

Quyết định này được mô tả là có khả năng dẫn đến một cuộc chiến tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ can thiệp để vô hiệu hóa tác động từ đồng NDT suy yếu, hoặc cả nước bên đều tìm cách nâng giá đồng tiền đối phương.

Lý do khiến đồng NDT mất giá

Hàng sáng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố tỷ giá trung tâm, cho phép đồng NDT biến động trong một khoảng nhất định. 11 năm qua, Bắc Kinh luôn giữ giá đồng NDT trên mức 7 NDT đổi 1 USD, cho đến hôm 5/8.

Đó là một bước ngoặt lớn. Bởi trên thực tế, từ năm 2016 chính sách tiền tệ của Trung Quốc luôn tập trung vào việc nâng giá đồng NDT.

Chien tranh tien te bung no, My se giang don manh len Trung Quoc? hinh anh 2
Giới chuyên gia cho rằng ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc không thao túng tiền tệ. Ảnh: Getty.

“Trong nhiều tháng qua, áp lực thị trường dẫn đến khả năng hạ giá đồng NDT. Nhưng Trung Quốc luôn tìm cách ổn định đồng tiền”, NPR dẫn lời Brad Setser, thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ.

Nhưng sức ép kinh tế đè nặng lên đồng NDT. Nền kinh tế quốc gia tỷ dân có dấu hiệu hạ nhiệt khi vật vã đối phó với nợ công, các ngành nông nghiệp truyền thống gặp khủng hoảng, xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi thuế trừng phạt của Mỹ.

Tất cả những lý do trên dẫn đến đồng NDT hạ giá. Theo NPR, đồng NDT giảm giá buộc các nhà đầu tư phải hoài nghi về giá trị thị trường thực sự của nó. “Trung Quốc không cần phải chống đỡ áp lực thị trường khiến đồng tiền suy yếu”, chuyên gia Setser nhận định.

Giới phân tích cho rằng thuế trừng phạt của ông Trump gây áp lực lên đồng tiền Trung Quốc. Đồng NDT giảm giá là phản ứng tự nhiên của thị trường. Một đồng tiền yếu đi giúp tăng lợi thế cạnh tranh để bù đắp tổn hại từ thuế.

Trung Quốc có thực sự “thao túng tiền tệ”?

Luật Thực thi Thương mại Mỹ năm 2015 đưa ra 3 tiêu chí cấu thành hành vi thao túng tiền tệ: thặng dư song phương với Mỹ là 20 tỷ USD mỗi năm, thặng dư tài khoản vãng lai đủ lớn (trên 3% GDP quốc gia hàng năm) và “cố chấp can thiệp đơn phương” vào thị trường ngoại hối để dìm giá tiền tệ.

Chien tranh tien te bung no, My se giang don manh len Trung Quoc? hinh anh 1
Ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD là “lằn ranh đỏ” đối với chính quyền Mỹ. Ảnh: Getty Images.

Trung Quốc chỉ vi phạm một trong 3 tiêu chí kể trên, theo báo cáo Bộ Tài chính Mỹ công bố hồi tháng 5.

Trung Quốc thận trọng đưa ra các biện pháp nhằm ổn định đồng NDT, bao gồm mua bán trái phiếu đồng USD và kiểm soát dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc. Các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc lập luận những hành động đó chưa đến mức thao túng tiền tệ.

“Tôi cho rằng đây là chiến thuật mà Mỹ sử dụng để gây áp lực cực độ lên Trung Quốc”, ông Wang Huiyao, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, nhận định.

Theo ông Setser, từ năm 2003 đến 2013, Trung Quốc vi phạm nhiều tiêu chí và xứng đáng bị đưa vào danh sách “quốc gia thao túng tiền tệ”. Bắc Kinh đã mua số lượng lớn USD để hạ giá đồng NDT. Mỹ phàn nàn về hành động đó nhưng không cáo buộc Trung Quốc “thao túng tiền tệ”.

“Mỹ lo sợ những phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc và lựa chọn cách đối thoại bí mật”, ông Setser nói thêm.

Chiến tranh tiền tệ Mỹ – Trung sẽ diễn biến thế nào?

Khi chiến tranh tiền tệ nổ ra, Mỹ có thể đe dọa mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ Trung Quốc để đẩy giá đồng NDT lên cao. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc có khả năng mua thêm trái phiếu chính phủ Mỹ.

Ngoài ra, Trung Quốc từ lâu đã lên kế hoạch thúc đẩy tầm ảnh hưởng của đồng NDT trên thị trường quốc tế. “Nếu Mỹ cương quyết leo thang chiến tranh tiền tệ, Trung Quốc có thể đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa đồng NDT”, ông Wang nhận định.

Chính quyền Mỹ sẽ ra đòn mạnh?
Trong tương lai, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ lập khung pháp lý để đánh thuế mạnh lên hàng hóa Trung Quốc nhằm vô hiệu hóa tác động từ đồng NDT suy yếu. Động thái đó sẽ phá vỡ quy tắc thương mại toàn cầu, nhưng ông Trump từ lâu đã không còn coi trọng các quy định này.

Chien tranh tien te bung no, My se giang don manh len Trung Quoc? hinh anh 3
Chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa đồng NDT. Ảnh: Getty Images.

Mỹ có thể khởi động đàm phán với Trung Quốc thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhưng các cuộc thương lượng này không có nhiều ý nghĩa. Mỹ thiếu công cụ pháp lý để trừng phạt một quốc gia thao túng tiền tệ.

Trung Quốc lập luận rằng sức ép thị trường dẫn đến tình trạng giá đồng NDT biến động. Các chuyên gia thương mại Trung Quốc thừa nhận việc dìm giá đồng NDT sẽ tạo thêm rủi ro cho nền kinh tế Trung Quốc. Họ dự đoán đồng NDT sẽ không biến động nhiều.

“Nhập khẩu và vốn của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng”, ông He Weiwen, cựu tham tán thương mại Trung Quốc tại Mỹ, nhận định. Đồng NDT suy yếu sẽ khiến các khoản nợ tính bằng USD tại Trung Quốc phình to, hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ, tài sản tính bằng đồng NDT mất giá trị.

Tieu Diem

Đọc nhiều