Chiến tranh Biên giới phía Bắc: Quân Trung Quốc đầu hàng tập thể – Trận chiến nhục nhã nhất

17/02/2021 09:24

“Trận chiến nhục nhã nhất” là nhan đề bài báo đăng trên trang Chinaiiss.com ngày 12.11.2013, là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc trước Quân đội Việt Nam.

Trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc (Chiến tranh biên giới Việt – Trung) từng có nguyên một đại đội sơn cước của Trung Quốc tự xin ra hàng bộ đội Việt Nam.

Điều đặc biệt, sự đầu hàng này là kết quả của một bản nghị quyết chi bộ “có một không hai” trong Lịch sử chiến tranh thế giới cũng như Lịch sử Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Sự kiện này được nhắc đến trong bài báo nhan đề “Trận chiến nhục nhã nhất” đăng trên mạng “Chiến lược” Trung Quốc (Chinaiiss.com) ngày 12.11.2013. Bài báo cho rằng đây là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc.

Trang Sohu.com của Trung Quốc ngày 6.9.2018 cũng chạy tiêu đề “Trận nhục nhã nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh, sau khi về nước Trung đoàn trưởng bị tống giam, Phó tư lệnh quân đoàn bị bãi chức”.

Lính sơn cước – Lực lượng đặc biệt tinh nhuệ chuyên tác chiến “trên đỉnh thế giới”

Hành tinh chúng ta đang sống bao gồm hai phần: Lục địa và đại dương. Trên các lục địa thì địa hình đồi núi là dạng phổ biến nhất như các cụ ta đã từng tổng kết: “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”. Không chỉ vậy, các vùng núi non hiểm trở, hùng vĩ thường có vai trò hết sức chiến lược về an ninh-quốc phòng.

Bởi vậy, tác chiến trên các vùng núi cao cũng diễn ra khá phổ biến. Do đặc điểm địa hình hiểm trở không thuận lợi cho sử dụng các loại trang bị vũ khí nặng nên giữ vai trò quan trọng trong những trận chiến trên đỉnh thế giới này thường là lực lượng bộ binh sơn cước.

Chuyên hoạt động trên những vùng núi non hiểm trở, lính sơn cước đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt hơn và trang bị cũng khác so với bộ binh thông thường.

Yêu cầu đầu tiên đối với lính sơn cước là phải có sức khỏe tốt và khả năng chịu đựng bền bỉ.

Trên các địa hình có độ cao lớn, không khí thường loãng hơn bình thường, mật độ ô-xy trong không khí rất thấp. Nếu không có sức khỏe tốt và khả năng chịu đựng bền bỉ thì không thể sống và chiến đấu được.

Yêu cầu thứ hai là họ phải có những kỹ năng đặc biệt như: ẩn nấp, cơ động, vượt các loại chướng ngại như vách núi, khe suối, thác nước v.v… Các kỹ năng này chỉ được hình thành sau khi trải qua các khóa huấn luyện đặc biệt dài ngày và phải được luyện tập thường xuyên.

Yêu cầu thứ ba là lính sơn cước phải được trang bị hết sức gọn nhẹ, tinh xảo, có hiệu quả cao. Thông thường, lính sơn cước được trang bị các loại súng có độ chính xác cao và tầm bắn hiệu quả xa.

Ngoài ra, còn phải có các trang bị đặc biệt phục vụ cho cuộc sống và chiến đấu ở vùng núi non hiểm trở như: dao rừng, dụng cụ leo núi,… và thứ không thể thiếu được là bản đồ, địa bàn.

Nói tóm lại, lực lượng lính sơn cước của các quân đội nhìn chung đều là lực lượng tinh nhuệ thiện chiến, được lựa chọn cẩn thận, được huấn luyện kỹ càng và thường được cử làm những nhiệm vụ đặc biệt. Lính sơn cước của (PLA) cũng vậy!

Chiến tranh Biên giới phía Bắc: Quân Trung Quốc đầu hàng tập thể - Trận chiến nhục nhã nhất - Ảnh 3.

Bản nghị quyết “có một không hai” của Đại đội sơn cước PLA

Đại đội sơn cước thuộc Trung đoàn bộ binh 448, Sư đoàn 150, Quân đoàn 50, Quân khu Thành Đô do đại đội trưởng Lý Hòa Bình, chính trị viên Phùng Tăng Mẫn chỉ huy được giao nhiệm vụ lợi dụng địa hình rừng núi, luồn sâu vào đất Việt Nam để trinh sát nắm tình hình bố phòng khu vực biên giới, phối hợp tác chiến khi đại quân kéo sang, khi có thời cơ thì tập kích tiêu diệt đối phương.

Cũng giống như các đơn vị khác của PLA, đại đội sơn cước này được lãnh đạo bởi một Chi bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc mà hạt nhân là Chi ủy do Chính trị viên Phùng Tăng Mẫn làm bí thư.

Do đi làm nhiệm vụ đặc biệt, để tăng cường chỉ huy lãnh đạo, cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống là Tham mưu phó trung đoàn Phó Bồi Đức và Phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương. Quân số đại đội hơn 100, trang bị đầy đủ.

Theo nhiệm vụ được giao, một ngày cuối tháng 2.1979- đại đội sơn cước cắt phương vị bản đồ luồn sâu vào địa bàn huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.

Theo lời khai của đám lính này sau đó, do sử dụng bản đồ đã quá cũ – sản xuất từ những năm 50 với công nghệ lạc hậu nên khi đối chiếu với thực địa có quá nhiều điểm khác biệt và đơn vị đã rơi vào tình trạng mất phương hướng.

Sau khi dừng chân trên một ngọn núi đá ở khu vực Minh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng, chúng phát hiện ra rằng mình đã bị quân Việt Nam bao vây cả bốn phía. Tình huống với đám lính Trung Quốc khi đó rất nguy cấp, lương thực đã cạn kiệt, nguồn nước duy nhất là con suối dưới chân đồi thì cũng bị dân quân địa phương kiểm soát.

Tình hình trở nên vô vọng: Mở đường máu về Trung Quốc cũng không xong mà trụ lại trên ngọn núi này cũng không ổn. Trước tình hình ấy Chi ủy chi bộ đại đội này đã tiến hành họp khẩn để thảo luận tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn.

Sau gần nửa ngày họp bàn, thảo luận- như lời chúng khai sau này – Chi bộ đại đội mới ra được Nghị quyết hành động. Cụ thể là quyết nghị sẽ ra hàng tập thể để bảo toàn lực lượng.

Quyết nghị đó còn được ghi rõ ràng trong Sổ nghị quyết của Chi bộ: “Tuân theo lời dạy của lãnh tụ: Hãy làm việc cụ thể – trong từng giai đoạn cụ thể. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc.”

Chiến trường K: Giải vây ga Rômia – Lính Khmer Đỏ xảo quyệt nhưng bị lật mặt Trận đánh và cái Tết đặc biệt có một không hai trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tàu sân bay Mỹ cháy nổ kinh hoàng ở vịnh Bắc Bộ, cả trăm người chết: Thảm họa trong Chiến tranh VN

Sau khi nghị quyết được thông qua, chỉ huy đại đội đã cho người đến gặp bộ đội Việt Nam để xin hàng.

Đó là một ngày đầu tháng 3.1979. Với truyền thống “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”, để tránh đổ máu thương vong vô ích cho cả hai bên, bộ đội Việt Nam đã chấp thuận cho đại đội sơn cước này đầu hàng.

Vậy là quân dân Cao Bằng đã bắt gọn được 1 đại đội tinh nhuệ của địch mà không tốn một viên đạn nào.

Cũng qua việc đại đội này ra hàng, quân đội Việt Nam đã thu được nguyên vẹn toàn bộ trang bị của một đại đội sơn cước, từ vũ khí cho đến cả giày chuyên dùng để leo núi đá.

Toàn bộ số trang bị này sau đó được đem trưng bầy tại triển lãm về Chiến tranh biên giới phía Bắc của Việt Nam.

Và bản Nghị quyết của một chi bộ Đảng trong Quân đội Trung Quốc về việc đầu hàng tập thể của đại đội sơn cước này đã trở thành một văn bản đặc biệt, thực sự là “có một không hai” trong Lịch sử chiến tranh thế giới và Lịch sử PLA.

(Theo Chinaiiss)

Đọc nhiều