“Chìa khóa” 30 tỷ USD

Bảo Trâm 03/06/2023 14:12

Cơ quan nghiên cứu và phân tích EIU thuộc tập đoàn tư vấn Economist Group (Anh) mới đây đã công bố bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu quý II/2023. Theo đó, Việt Nam một lần nữa gây bất ngờ lớn khi thăng hạng nhiều nhất trong số các nền kinh tế được xếp hạng.

Thủ tướng chỉ đạo các nhiệm vụ điều hành kinh tế vĩ mô, tăng cường niềm tin của người dân, doanh nghiệp

Việt Nam – Nhân tố khiến thế giới kinh ngạc

Straits Times (Singapore) cho biết, để đưa ra bảng xếp hạng này, EIU đã cân nhắc nhiều hạng mục để đánh giá xem một quốc gia/vùng lãnh thổ đã quản lý hoạt động kinh tế như thế nào trong 5 năm qua và có thể phát triển như thế nào trong 5 năm tiếp theo, từ đó đánh giá chất lượng hoặc mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại 82 quốc gia và nền kinh tế.

Những quốc gia có sự tiến bộ nhiều nhất trong bảng xếp hạng của EIU là Việt Nam, Thái Lan, Bỉ, Thụy Điển, Ấn Độ và Costa Rica. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là có động lực lớn nhất khi tăng tới 12 bậc trong bảng xếp hạng. Xếp sau là Thái Lan (tăng 10 bậc) và Ấn Độ (tăng 6 bậc). Ở chiều ngược lại, một số nước lại hạ bậc đáng kể, nhất là Trung Quốc, Bahrain, Chile và Slovakia.

Trước đó, theo tờ The Times (Anh), Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất mới của thế giới với những thế mạnh riêng biệt như chi phí sản xuất thấp, nguồn nhân lực dồi dào, năng động, chính sách đầu tư cởi mở…

Trong khi đó, theo đại diễn Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, mặc dù tốc độ chậm lại nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức rất cao. Việt Nam vẫn là điểm sáng và ” phương Tây không thổi phồng về tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này “.

Mặc dù tốc độ chậm lại nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức rất cao. Việt Nam vẫn là điểm sáng và ” phương Tây không thổi phồng về tăng trưởng kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này “.

“Chìa khóa” 30 tỷ USD

Tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã họp báo công bố dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. Theo đó, ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam là 6,5% trong năm 2023 và 6,8% trong năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Ông Andrew Jeffries – Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ gặp phải những hạn chế nhất định do tình hình suy thoái kinh tế thế giới nói chung, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở các nước phát triển, cũng như tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc nới lỏng tiền tệ và khối lượng lớn đầu tư công kỳ vọng được giải ngân trong năm 2023, cùng với việc mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam đương đầu với những bất lợi này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Năm 2023 phải giải ngân được 95% vốn đầu tư công được giao

Theo ông Jeffries, đầu tư công sẽ là động lực then chốt khác cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và 2024, giúp thúc đẩy ngành xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan khác.

Liên quan tới vấn đề đầu tư công, trang Sputnik cũng cho biết, chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ giải ngân 30 tỷ USD vốn đầu tư công, trong đó 90% đã được phân bổ cho các bộ, ngành và địa phương. Đây là một số tiền không hề nhỏ. 30 tỷ USD đầu tư công này sẽ là “chìa khóa” giúp kinh tế Việt Nam bùng nổ, đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2023, trang Sputnik nhấn mạnh.

Thế giới vẫn tiếp tục lo lắng về những “cơn gió ngược” mang tới nhiều rủi ro và nguy cơ đối với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng, diễn biến của nền kinh tế Việt Nam có những điểm khác biệt, đạt được nhiều tiến bộ trong cải cách và đổi mới để ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng phục hồi của nền kinh tế. Do vậy, các chuyên gia của OCED cũng tin tưởng rằng, GDP Việt Nam trong năm 2023 có thể đạt 6.5%.

“Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc, cho dù phải đối mặt với nhiều khó khăn. Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam khá cao, dự báo năm 2023 tăng trưởng 6,5% và tăng lên 6,6% vào năm 2024, cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế ” – Phó Vụ trưởng, Tổ chức OECD Vincent Koen nhận định.

Thẳng tiến tới top 20 thế giới

Với những dự đoán tăng trưởng tích cực, Việt Nam đang cho thấy triển vọng kinh tế tươi sáng ở Đông Nam Á.

Theo Forbes, Việt Nam là câu chuyện đầu tư và kinh tế vĩ mô thú vị nhất trong năm 2023, được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt so với các nền kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu. Trang Forbes mạnh dạn đưa ra dự đoán, đến năm 2036 , Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á và xếp thứ 20 thế giới.

Cùng dự đoán tương tự, theo Business Times, Việt Nam có thể trở thành “con hổ mới của châu Á” bởi Chính phủ Việt Nam đã và đang có những bước tiến vô cùng dứt khoác và phù hợp với xu thế, đặc biệt là nắm bắt được cơ hội giữa bối cảnh cả thế giới đang chìm vào khủng hoảng.

Trải qua những năm đại dịch, lại thêm cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã khiến cho hàng loạt nền kinh tế từng là “đầu tàu kinh tế” trượt dốc, nhưng Việt Nam lại vững vàng. Đây chắc hẳn là điều mà các quốc gia khác nên học hỏi để trở nên mạnh mẽ trước khủng hoảng, trang Business Times nhấn mạnh.

Bảo Trâm

Đọc nhiều