Chỉ thị 07, một bước tiến trong nỗ lực đảm bảo “an cư lạc nghiệp”

06/03/2024 18:06

Vào năm 2023, trước những biến động lớn của các thị trường bất động sản lớn, trong đó có cả Mỹ và Trung Quốc, cũng như vấn đề hiện hữu của thị trường bất động sản trong nước, Việt Nam đứng trước những yêu cầu mới vô cùng cấp thiết về đổi mới thị trường nhằm trụ vững trước những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Một trong những giải pháp được đưa ra là “Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội” nhằm trả lại ý nghĩa đúng đắn của bất động sản cũng như thỏa đáng nhu cầu an cư, lạc nghiệp của người dân Việt Nam.

Nhà ở xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm bớt bất bình đẳng trong xã hội. Việc có một nơi ổn định để sinh sống không chỉ giúp người dân tập trung hơn vào việc học tập và làm việc, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và xã hội. Đặc biệt, những người thu nhập thấp thường gặp khó khăn trong việc mua nhà và đất, do đó, nhà ở xã hội là một giải pháp hiệu quả để giúp họ có được một nơi an cư ổn định.

Trung Quốc trải quả cuộc khủng hoảng tồi tệ mang tên Evergrande.

Từ đầu năm 2023, Chính phủ đã có Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”. Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong thời gian tới, Bộ Xây dựng cũng đã đề xuất nhiều giải pháp bao gồm tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

Đến tháng 1/2024, sau một thời gian dài nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận thẳng thắn, Quốc hội đã thống nhất thông qua Luật Đất đai 2024, làm nên một chương mới cho thị trường bất động sản Việt Nam – vốn trải qua nhiều sóng gió, thăng trầm khi nhiều thay đổi trong thị trường khiến Luật Đất đai cũ không thể đáp ứng hết. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, cũng là dự án Luật rất khó và phức tạp.

Nhà ở xã hội vẫn là thị trường có nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung.

Dự án Luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; được trình Quốc hội tại 4 kỳ họp, 2 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, 8 phiên họp chính thức của UBTVQH (trong đó có 1 phiên cho ý kiến về Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân) và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động và trên 12 triệu lượt ý kiến của Nhân dân.

Và vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/2/2024 về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.

Chỉ thị nêu rõ, năm 2023, tình hình thế giới, trong nước tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, khó khăn hơn so với dự báo, tạo sức ép, tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) của nước ta. Tuy nhiên, với sự vào cuộc, nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, Chỉ thị cũng nhìn nhận những hạn chế hiện nay, hoạt động của khu vực DNNN còn bộc lộc một số hạn chế như: một số DNNN chưa phát huy hết hiệu quả nguồn lực, vốn, tài sản Nhà nước giao, giải ngân vốn đầu tư cả năm 2023 chưa đạt kế hoạch đề ra, còn có DNNN hoạt động thua lỗ; năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số còn hạn chế; công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp còn chậm…

Do đó, Chỉ thị đề ra những yêu cầu đối với nhiều cơ quan, ban ngành. Trong đó, một trong những điểm nhấn mạnh của Chỉ thị là các DNNN trong lĩnh vực xây dựng phát triển hạ tầng đô thị, nhà ở đô thị đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; góp phần triển khai nhanh, hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, năm 2024 nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130 nghìn căn hộ.

Do đó, Chỉ thị số 07 của Chính phủ là một bước quan trọng trong việc đẩy mạnh tiến độ triển khai dự án 1 triệu căn nhà ở xã hội. Thông qua các biện pháp cụ thể như triển khai đầu tư vào hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, Chính phủ hy vọng sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi để dự án này được triển khai hiệu quả và nhanh chóng.

Chỉ thị 07 là nỗ lực mới nhất của Chính phủ trong việc đảm bảo nhu cầu an cư lạc nghiệp của người dân.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần phải có sự đồng thuận và sự hợp tác chặt chẽ giữa các cấp quản lý, các doanh nghiệp, và cả cộng đồng. Đặc biệt, việc tìm kiếm nguồn lực đầu tư cho dự án nhà ở xã hội cũng là một thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch và tình hình thế giới không ổn định.

Việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội không chỉ mang lại cơ hội phát triển kinh tế mà còn giúp cải thiện điều kiện sống của người dân. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, cần phải xem xét kỹ lưỡng về việc lựa chọn vị trí, thiết kế và quản lý nhà ở để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của dự án.

Ngoài ra, việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Chính phủ cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, giảm bớt rủi ro và tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả các bên tham gia.

Chỉ thị số 07 của Chính phủ là một bước quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần phải có sự đồng thuận và hợp tác chặt chẽ từ tất cả các bên liên quan. Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp cụ thể và tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư và đạt được những thành tựu mong muốn trong việc cải thiện điều kiện sống của người dân.

Hạnh Văn

Đọc nhiều