129138
category
480983

Phúc thẩm Đồng Tâm có gì mà “khó”

Bảo An 28/02/2021 10:29

Theo dự kiến, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ tổ chức phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) từ ngày 08/3. Ngay sau khi lịch xét xử được công bố, không ít “con buôn chính trị” đã tung ra những nội dung sai lệch nhằm gây nhiễu loạn tình hình, đặt sức ép lên Hội đồng xét xử, tạo cớ công kích, chống phá Đảng, Nhà nước.

Luận điệu xuyên tạc của Đỗ Ngà về phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm.

Trong số 29 bị cáo trong vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm đã được xét xử sơ thẩm, có 6 bị cáo làm đơn kháng cáo xin phúc thẩm. Trong đó, 5 bị cáo gồm Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến xin giảm nhẹ hình phạt. Riêng bị cáo Bùi Thị Nối, với thái độ bất chấp pháp luật biểu hiện ngay từ phiên tòa sơ thẩm, đã không đồng tình với bản án sơ thẩm nên đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại.

Miệng lưỡi của “con buôn chính trị”

Bản chất của những “con buôn dân chủ” là xuyên tạc thông tin nhằm công kích chính quyền. Mọi thông tin được chúng tung ra đều đã bị bẻ cong, đổi trắng thay đen, thiếu tính khách quan, không hề chính xác. Nhưng tất nhiên, sự thật thì chẳng thể nào che giấu. Những nội dung sai trái, xuyên tạc dù được các đối tượng che đậy bằng những lập luận đầy giật gân, gay cấn, đậm chất “thâm cung bí sử” vô cùng huyền bí nhưng cũng chẳng thể đánh lừa được những người có hiểu biết thực sự.

Trước khi phiên tòa xét xử một số bị cáo trong vụ án Đồng Tâm được diễn ra, Đỗ Ngà – một “con buôn chính trị” khét tiếng – đã bày trò “đi tắt đón đầu”, tung ra bài viết với tiêu đề “Phiên toà khó” chứa đựng không ít nội dung kệch cỡm, sai trái, mang tính chất xuyên tạc một cách vô cùng trắng trợn. Y tung ra nhiều luận điệu sai trái như: “29 người mà 6 người có bản án nặng khác thường”. Ngoài ra, Đỗ Ngà còn cho rằng ông Nguyễn Hải Trung, giám đốc CATP Hà Nội được thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng là do “thành tích đàn áp nhân dân” trong vụ án Đồng Tâm.

Bắt mạch sự ngu dốt và kệch cỡm của “con buôn dân chủ”

Trước hết, nói về luận điệu Đỗ Ngà rêu rao về Trung tướng Nguyễn Hải Trung, đây là một sự ngu dốt, thiếu hiểu biết đến mức kệch cỡm. Vào ngày 31/7/2020, Bộ Công an cũng công bố quyết định về việc bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, khi đó là giám đốc CA tỉnh Thanh Hóa, giữ chức Giám đốc CATP Hà Nội, thay thế Trung tướng Đoàn Duy Khương chính thức nghỉ công tác từ ngày 1/8/2020. Còn vụ án Đồng Tâm xảy ra ngày 09/01/2020. Như vậy, có thể thấy ông Nguyễn Hải Trung không hề liên quan đến vụ việc tại Đồng Tâm. Vậy căn cứ nào để Đỗ Ngà rêu rao đồng chí Nguyễn Hải Trung được thăng quân hàm là do “lập thành tích trong vụ Đồng Tâm”? Trong trường hợp này, có một câu nói vô cùng “hợp trend” của Mark Twain có thể gửi đến Đỗ Ngà đó là: “Chẳng thà mình không nói để người ta tưởng mình ngu, còn hơn mở miệng ra để người ta không nghi ngờ gì nữa”.

Với luận điệu cho rằng chính quyền tuyên bản án nặng với một số người trong vụ án Đồng Tâm để “đánh rắn phải đánh cho dập đầu”, “đè bẹp ý chí dân oan trên toàn quốc”, đây tiếp tục là một sự thiển cận của Đỗ Ngà. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định trong Bộ luật hình sự, do Tòa án quyết định áp dụng đối với những người vi phạm. Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị chủ thể vi phạm mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục các chủ thể khác trong xã hội tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Với những người chủ mưu, cầm đầu, phạm tội một cách man rợ, quyết liệt thì chắc chắn hình phạt sẽ phải cao hơn những người tham gia đơn thuần. Đây là điều hiển nhiên.

Thực tế, bản án sơ thẩm đối với các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm đã thể hiện rõ tính nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước, nhận được sự đồng tình của dư luận. Hình phạt đã được đưa ra là đúng người, đúng tội, dựa trên căn cứ pháp luật. Phiên tòa phúc thẩm, với cấp xét xử và thẩm quyền cao hơn, là nơi đảm bảo trọn vẹn quyền được xét xử công bằng của các bị cáo. Các bị cáo có quyền mong đợi sự khoan hồng tiếp theo của pháp luật. Tuy nhiên, dù pháp luật có khoan hồng đến đâu, thì với tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo, chắc chắn bản án được đưa ra cũng không thể nhẹ nhàng.

Do vậy, có thể thấy các “nhà dân chủ” cũng như “hợp tác xã kịch khung” chỉ đang cố tình rêu rao những luận điệu sai trái hòng bao biện cho sự thất bại được báo trước của mình.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Tags :
Đọc nhiều