3
category
530676

Chẳng có ai bị đàn áp, chỉ có kẻ đi tù nhưng tưởng là nghỉ mát

Bảo An 07/06/2021 16:26

Trong những ngày vừa qua, một số trang mạng do các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị điều hành đã ráo riết đăng đàn vu khống các “tù nhân lương tâm” bị “áp bức” trong tù khi chấp hành án. Ai cũng biết, cái gọi là “tù nhân lương tâm” thực chất hầu hết đều là các đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Việc đăng đàn khóc mướn suy cho cùng cũng chỉ là một sự chống phá kéo dài.

hình ảnh Luận điệu xuyên tạc được rêu rao
Luận điệu dối trá của Việt Tân về Nguyễn Văn Hóa.

“Ăn mày còn còn xôi gấc”, đi tù nhưng lại đòi chế độ như ở khách sạn hạng sang là những gì chúng ta dễ dàng nhìn thấy ở các “tù nhân lương tâm”. Không phải đến bây giờ, các đối tượng chống đối mới rêu rao chiêu bài vu khống “tù nhân lương tâm” bị “ngược đãi”, “đối xử bất công” ở trong tù. Thực tế, nó là một thủ đoạn được các đối tượng trong tù và những kẻ “dân chủ giả hiệu” ở ngoài xã hội đạo diễn, lên kế hoạch một cách bài bản, chi tiết và thực hiện theo ý đồ định trước. Cái đích mà các đối tượng này hướng đến là nhằm níu kéo danh nghĩa “tù nhân lương tâm” để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, chống phá đất nước.

Trong vở kịch “từ nhân lương tâm bị ngược đãi trong tù”, gần đây bị án Nguyễn Văn Hoá đã được đưa cho “thủ vai chính”. Trang mạng xã hội của tổ chức Việt Tân cùng nhiều đối tượng tay sai đang tích cực chia sẻ bải viết về Nguyễn Văn Hoá, mang những luận điệu như “Tôi cực lực phản đối trại giam An Điềm đối xử phân biệt”, “Thời tiết nóng như thiêu đốt. 11 lá đơn Hóa gửi cho trại giam nhưng trại giam lại dập đi không gửi. Hóa rất ấm ức vì những hành vi của trại giam. Vì thế mà trại giam trả thù bằng cách đưa đi cùm chân 5 ngày và biệt giam”, “Hóa cũng đã tuyệt thực 5 ngày để phản đối những hành vi mà trại giam đối xử phân biệt”…

Trước hết, cần phải nói rõ, đi tù dĩ nhiên là sẽ phải khó khăn, vất vả hơn cuộc sống ở bên ngoài. Theo luật pháp, người chấp hành án phạt tù giam là đã bị tước quyền tự do của con người, cách ly khỏi cuộc sống bình thường của xã hội, sống trong môi trường riêng biệt có sự kiểm soát chặt chẽ (trại giam). Hình phạt tù là một chế tài nghiêm khắc mà người phạm tội phải chấp hành, hay nói cách khác, đây là cái giá mà người ta phải trả khi thực hiện hành vi phạm tội. Nếu không muốn phải ngồi tù, không muốn chịu sự khó khăn, vất vả trong tù thì cách đơn giản là không thực hiện hành vi phạm tội. Tội phạm và hình phạt được quy định rõ trong Bộ luật hình sự và được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, nếu cố tình phạm tội, phải ngồi tù thì nên “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Đi tù là việc chấp hành hình phạt, không phải là đi nghỉ mát, du lịch. Vì vậy, các “nhà dân chủ” hãy chấm dứt những đòi hỏi vô lý, phi căn cứ khi ngồi tù.

Dĩ nhiên, với những yêu cầu cơ bản, thiết yếu của cuộc sống thì người chấp hành án đều được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Luật Thi hành án hình sự đã quy định rõ về các quyền của phạm nhân là. Trong đó, các quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, được đảm bảo chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế… đã được quy định rất rõ ràng. Người đang thi hành án cũng được tiếp cận với thông tin đại chúng, được quyền gặp gỡ, liên lạc với người thân, không hề bị cấm cản, ngăn cách. Ngoài ra, chũng ta còn có thể nói đề quyền được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; được lao động, học tập, học nghề; được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật…

Những luận điệu cho rằng Nguyễn Văn Hoá bị “ngược đãi” trong tù, bị biệt giam, bị khoá chân trong 5 ngày, bị phân biệt đối xử… suy cho cùng cũng chỉ là các luồng thông tin được giới “dân chủ” tung ra, không hề có căn cứ nào chứng minh. Thực tế, đây cũng là kịch bản được dựng sẵn từ trước trong các vở kịch “dân chủ”. Trước đó, chúng ta cũng từng được chứng kiến nhiều “màn trình diễn” tương tự như trường hợp của phạm nhân Nguyễn Bắc Truyển, Trần Huỳnh Duy Thức…

Thực tế, không chỉ Nguyễn Văn Hoá mới phải chấp hành án phạt tù. Hàng ngàn người phạm tội cũng đang phải chấp hành án ở các trại giam. Vậy nhưng tại sai chỉ có Nguyễn Văn Hoá và một vài kẻ đội lốt “tù nhân lương tâm” kêu ca, phàn nàn về cuộc sống trong tù? Nếu đúng là trại giam tại Việt Nam đầy bất công, áp bức thì chắc chắn không chỉ có “phản ánh” của các “tù nhân lương tâm” như Hóa. Vậy nhưng, những luận điệu “lên án”, “tố cáo” cuộc sống trong tù chỉ diễn ra đơn lẻ, do các “nhà dân chủ” tạo ra. Rõ ràng, nhìn vào những gì đang diễn ra, chúng ta dễ dàng nhận thấy các đối tượng “tù nhân lương tâm” tự phong luôn đòi hỏi, đưa ra các yêu sách quái đản, tự cho mình là người ở “tầng thứ cao hơn” những phạm nhân bình thường, từ đó đòi hỏi những chế độ, chính sách ưu tiên. Đây là điều không thể chấp nhận.

Nói thẳng, việc vu khống chính quyền đàn áp cũng chỉ là một chiêu trò chống phá của các “nhà dân chủ”. Với những kẻ đang chấp hành án, họ thừa biết “nghề dân chủ” có sự cạnh tranh khốc liệt, nếu im lìm, không “tạo sóng” trong trại giam thì chắc chắn hình ảnh của bản thân sẽ bị quên lãng, khi ra tù sẽ chẳng ai nhớ họ là ai. Ngược lại, với những kẻ “dân chủ” ở ngoài xã hội, việc khóc mướn cho các đối tượng “tù nhân lương tâm” cũng chính là một cách để tự đánh bóng tên tuổi của bản thân, thu hút thêm sự chú ý, tăng thêm nguồn thu nhập. Vậy là “ông có gà”, “bà có vịt”, các đối tượng trong tù và ngoài xã hội đã bắt tay với nhau để cùng hoạt động, chống phá càng quyết liệt, càng tích cực thì thu nhập càng cao.

Không có việc tù nhân bị đàn áp trong tù. Tất cả chỉ là những sự xuyên tạc trắng trợn để chống phá đất nước.

Bảo An

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Tags :
Đọc nhiều