7
category
479961

Chân tướng về sức mạnh hạt nhân “kinh hồn bạt vía” của Mỹ

25/02/2021 12:29

Quân đội Mỹ hiện sở hữu tổng cộng hơn 5.800 đầu đạn hạt nhân các loại – đủ sức hủy diệt toàn bộ Trái Đất và một vài hành tinh khác trong Thiên Hà.

Trong số 1.750 đầu đạn hạt nhân đang được triển khai, có 400 đầu đạn lắp đặt trên các tên lửa đạn đạo liên lục địa trên mặt đất, 900 đầu đạn được biên chế cho các đơn vị tàu ngầm hạt nhân chiến lược, 300 đầu đạn thuộc biên chế không quân chiến lược và khoảng 150 đầu đạn triển khai tại các căn cứ quân sự ở châu Âu.
Toàn bộ số đầu đạn trên được triển khai tại 24 căn cứ tại 11 bang của Mỹ và lãnh thổ 5 quốc gia châu Âu. Mỹ bắt đầu chương trình vũ khí hạt nhân vào năm 1939. Khi nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein trình bày với Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt.
Einstein cảnh báo Roosevelt rằng, có khả năng thực sự tạo ra bom nguyên tử và Đức Quốc xã cũng có thể chế tạo ra một thứ vũ khí khủng khiếp. Sau đó, Roosevelt quyết định phân bổ ngân sách cho dự án vũ khí nguyên tử 7.000 USD đầu tiên được phân bổ cho việc mua than chì, được sử dụng làm chất điều chế phản ứng dây chuyền.
Năm 1954, Hải quân Mỹ tiếp nhận chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Con tàu mang tên một tác phẩm văn học nổi tiếng “Nautilus”. Đây là tên chiếc tàu ngầm của thuyền trưởng Nemo, trong cuốn tiểu thuyết của nhà văn Jules Verne.
Tuy nhiên, cái tên này đã được sử dụng trong Hải quân Mỹ trước đó khi tác phẩm ra đời, cụ thể là tàu hộ vệ “Nautilus” gia nhập Hải quân Mỹ năm 1799, trong khi cuốn tiểu thuyết đầu tiên về cuộc phiêu lưu của Thuyền trưởng Nemo, “Hai vạn dặm dưới đáy biển” mãi tới năm 1868 mới được xuất bản.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trong năm 2019, các nhà máy điện hạt nhân của nước này, sản xuất được ra lượng điện chiếm tới 30%, tổng lượng điện hạt nhân trên toàn thế giới. Đồng thời, 20% điện năng được tạo ra ở Mỹ trong năm 2019 là của các nhà máy điện hạt nhân. Có 98 lò phản ứng hạt nhân ở Mỹ trong 30 tiểu bang.
Chiếc “vali hạt nhân”, thứ luôn bên cạnh Tổng thống Mỹ, người Mỹ thường gọi là “Football”. Một sĩ quan luôn mang theo một chiếc vali bên mình, giống như một cầu thủ bóng đá mang theo một quả bóng. Cái tên này gắn liền với một kế hoạch tối mật về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, được gọi là thuật ngữ bóng đá “Drop-kick”.
Cuộc chạy đua hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu vào cuối những năm 1940. Và thỏa thuận đầu tiên giữa Washington và Moscow, về việc hạn chế các kho vũ khí hạt nhân chiến lược đã được ký kết vào năm 1972. Thỏa thuận được gọi là Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn 1 (Hiệp ước SALT-1).
Mỹ là quốc gia có số vụ thử hạt nhân nhiều nhất từng được thực hiện. Mỹ đã tiến hành 1.030 vụ thử hạt nhân (lần gần đây nhất là vào năm 1992), Liên Xô/Nga là 715 lần, Pháp 210 lần, Anh và Trung Quốc mỗi nước 45 lần, Triều Tiên 6 lần, Ấn Độ 3 lần, Pakistan 2 lần, Israel và Nam Phi 1 lần.
Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới đã sử dụng vũ khí hạt nhân. Đầu tháng 8/1945, bom uranium và plutonium đã được thả xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.
Vụ nổ hạt nhân đầu tiên diễn ra vào ngày 16/7 tại New Mexico. Đó là một quả bom plutonium (Pu-239) được tiến hành thử nghiệm trên sa mạc miền Tây nước Mỹ. Sau đó, một quả bom cùng loại plutonium, đã được thả xuống Nagasaki. Còn loại bom uranium (U-235) có thiết kế đơn giản hơn và các nhà khoa học cho rằng nó không cần phải thử nghiệm.
Năm 1942, lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Mỹ. Dự án được dẫn dắt bởi nhà vật lý vĩ đại Enrico Fermi, ở Chicago vào ngày 2/12/1942. Phản ứng dây chuyền có kiểm soát đầu tiên trên thế giới, cũng được thực hiện tại đây.
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, phần lớn uranium của Mỹ đến từ Canada. Canada cung cấp 24% uranium, tiếp theo trong danh sách là Kazakhstan (20%), Australia (18%), Nga (13%), Mỹ (10%), Uzbekistan (6%) và Namibia (5%). Nguồn ảnh: Pinterest.

Thái Hòa

Đọc nhiều