Chân trời mới cho ngành xuất nhập khẩu với “siêu cảng” Cần Giờ 6 tỷ USD
Dựa vào ước tính ban đầu, dự án “siêu cảng” trung chuyển container ở Cần Giờ có quy mô khoảng 7,2km cầu cảng, tổng mức đầu tư dự kiến lên tới khoảng 6 tỷ USD. Những con số khổng lồ này đã thu hút thành công sự quan tâm của dự luận.
Xét về vị trí địa lý, Cần Giờ được thiên nhiên ưu ái ban cho địa thế vô cùng thuận lợi. Khu vực ven biển Cần Giờ nói chung và khu vực dự kiến làm “siêu cảng” Cần Giờ nói riêng, nằm tại vị trí tại đầu tuyến luồng hàng hải Cái Mép – Thị Vải. Khu vực này có độ sâu lớn, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện, sóng, gió, lại nằm gần tuyến hàng hải quốc tế. Theo các chuyên gia về cảng và công trình biển, đây là điều kiện cần và đủ để đặt nền móng cho hệ thống cảng và phát triển dịch vụ trung chuyển container quốc tế.
Thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, cảng Cát Lái (TP.HCM) là cảng lớn nhất cả nước với công suất lên tới 6,4 triệu TEUs/năm. Một con số đáng kể, hứa hẹn những kết quả khả thi nếu được tiếp tục đầu tư xây dựng. Tiềm năng của của cầu cảng này không chỉ được nhận thấy bởi các chuyên gia địa phương mà ngay cả những nhà đầu tư ngoại quốc cũng bị thu hút. Trong bối cảnh thị trường cảng trung chuyển tại khu vực Đông Nam Á có tính cạnh tranh rất cao, hãng tàu MSC (hãng tàu container lớn nhất thế giới hiện nay) vẫn chon Việt Nam là điểm đến cho nguồn đầu tư của mình, bên cạnh hai bến cảng ở Singapore và Ningbo.
Dựa vào thống kê, cảng Cần Giờ có công suất gấp gần ba lần cảng Cát Lái, mỗi năm luôn tạo đột phá phát triển kinh tế cho TP.HCM. Nếu dự án “siêu càng” thành công, công suất thông qua có thể lên tới khoảng khoảng 10 – 15 triệu TEUs. Đây cũng có thể được xem là một ưu thế của bến Cần Giờ, đáp ứng tàu tải trọng lớn như các tuyến ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành cảng container quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như đột phá phát triển kinh tế biển của TP.HCM và cả nước.
Tuy nhiên, ngoài các yếu tố về thiên thời và địa lợi, điều kiện về hạ tầng giao thông kết nối vẫn đang là vấn đề quan ngại mà Chính phủ cần phải khắc phục ngay nếu muốn tiến hành xây dựng “siêu cảng”. Cụ thể, hiện nay các tuyến đường vào cảng lớn nhất cả nước là cảng Cát Lái chưa đồng bộ, tình trạng kẹt xe container, đặc biệt là các giờ cao điểm lên xuống hàng, đã làm cho các tuyến đường vào khu cảng lớn nhất cả nước này “chật cứng như nêm”. Hiện nay, nếu triển khai cảng Cần Giờ vào thời điểm hạ tầng giao thông của thành phố chưa hoàn chỉnh, e rằng sẽ gặp khó khăn về tính kết nối hơn.
Vì vậy, để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI và lượng hàng quốc tế chuyên chở về Cần Giờ, thành phố cần tiến hành xây dựng gấp rút bến cảng quy mô lớn và hiện đại. Thêm vào đó, hệ thống chính sách hàng hải cũng cần được cân đối, tinh chỉnh lại sao cho phù hợp để thu hút lượng hàng trung chuyển quốc tế. Cụ thể, cần phải tinh gọn hóa các thủ tục liên quan, xây dựng chính sách giá phù hợp, nghiên cứu xây dựng khu vực thương mại tự do để tạo điều kiện cho hàng hóa được trung chuyển dễ dàng hơn.
Có như vậy, “siêu cảng” Cần Giờ của cảng biển TP.HCM mới có thể sớm được triển khai xây dựng trong giai đoạn 2021-2030. Dự án hứa hẹn sẽ đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa hiện tại và trong tương lai của TP.HCM nói riêng và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
LS Lê