Câu hỏi lớn: Mỹ đâu rồi?

Thu An 24/02/2022 17:12

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã chính thức nổ ra. Bên cạnh những thông tin về tình hình chiến sự giữa hai nước thì dư luận đang rất quan tâm Mỹ và Châu Âu đang ở đâu trong cuộc chiến này?

Để hiểu rõ tình hình căng thẳng hiện nay giữa Nga và Ukraine cần ngược dòng thời gian và đặt mối quan hệ song phương Nga – Ukraine trong tổng thể mối quan hệ của Nga với Mỹ và phương Tây.

Sau khi Liên Xô tan rã, Nga đã bắt đầu “thời kỳ trăng mật” với phương Tây trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Đỉnh cao của thời kỳ này là năm 1997, Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ký kết Hiệp định Đối tác vì hòa bình. Tuy nhiên, việc tranh thủ “Đông Tiến” các nước sát biên giới Nga của Mỹ và các nước phương Tây đã khiến “tuần trăng mật” bị kết thúc sớm. Lòng tự tôn dân tộc trỗi dậy, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Putin, Nga đã giành lại vị trí quan trọng trên vũ đài quốc tế, chuyển từ cường quốc khu vực hướng đến cường quốc toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, Mỹ và các nước phương Tây bắt đầu dùng lời mật ngọt với Ukraine. Bởi Ukraine là quốc gia lớn nhất, có ảnh hưởng thứ hai sau Nga trong số các quốc gia trong không gian hậu Xô-viết. Nếu Ukraine gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU) thành công sẽ dẫn đến một làn sóng “ly khai” mới, tách khỏi ảnh hưởng của Nga từ các quốc gia còn lại trong không gian hậu Xô-viết. Và nếu điều này xảy ra, có thể sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lợi ích an ninh, kinh tế và vị thế của Nga, thậm chí khiến Nga tan rã hoặc sụp đổ từ bên trong.

Năm 2014, trước lời xúi giục của Mỹ và Phương Tây, Ukraine phế truất tổng thống thân Nga. Chính vì vậy, Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea ở phía nam của Ukraine. Nga cũng ủng hộ các lực lượng ly khai thân Nga mà đã chiếm được những vùng đất rộng lớn ở miền đông Ukraine.

NATO đã không can thiệp, nhưng họ đáp trả bằng cách lần đầu tiên đưa quân đến một số quốc gia ở Đông Âu.Có bốn nhóm chiến đấu quy mô tiểu đoàn đa quốc gia ở Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan, và một lữ đoàn đa quốc gia ở Romania. NATO cũng mở rộng hoạt động kiểm soát trên không ở các nước Baltic và Đông Âu để đánh chặn bất kỳ máy bay nào của Nga xâm phạm biên giới của các quốc gia thành viên.

Và sau đó, NATO vẫn để ngỏ khả năng tổ chức này có thể kết nạp Ukraine vào thời điểm thích hợp. Cho đến nay, sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây dành cho Ukraine mới dừng lại ở mức độ tăng cường hợp tác huấn luyện, viện trợ quốc phòng để nâng cao khả năng phòng thủ của Ukraine.

Mọi chuyên căng thẳng ngầm, cho đến tháng 10/2021 khi Nga phát hiện Ukraine sử dụng máy bay không người lái hiện đại Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để tiến hành do thám khu vực Donbas, phía Đông Ukraine, do lực lượng thân Nga kiểm soát. Một lực lượng quân đội lớn đã được Nga điều động xuống biên giới của Ukraine. Trong bối cảnh đó, chính quyền Tổng thống Mỹ J. Biden đã tuyên bố sẽ không đưa quân đội đến Ukraine, mà chỉ có kế hoạch điều khoảng 8.000 quân triển khai tại các nước Đông Âu cũ để giúp bảo đảm an ninh. Các nước châu Âu, như Anh, Pháp, Đức cũng bày tỏ không muốn xảy ra chiến tranh, bởi như vậy sẽ tạo ra sự bất ổn lan khắp toàn châu Âu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh khu vực. Chính vì vậy, tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố không đồng ý để Ukraine gia nhập NATO tại thời điểm hiện nay. Trong khi đó, lãnh đạo các nước Anh, Pháp đã tiến hành các cuộc điện đàm hoặc làm việc với người đồng cấp Nga V. Putin để xoa dịu tình hình.

Trước đó, 30/12/2021 Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Biden “đã tuyên bố rõ ràng rằng, Mỹ cùng các đồng minh và đối tác sẽ đáp trả dứt khoát nếu Nga xâm lược Ukraine”. Tuy nhiên, sau khi trận chiến nổ ra thì trên trang mạng xã hội Facebook, Tổng thống Mỹ Biden đã lên tiếng rằng, “Tôi đang cầu nguyện cho những người dũng cảm và tự hào của Ukaine“. Mỹ cũng đã chuyển một số hoạt động của đại sứ quán từ Kiev gần biên giới Nga tới thành phố Lviv ở phía tây và gần Ba Lan, một thành viên của NATO. Còn Thủ tướng Anh thì phát biểu rằng, ” Hy vọng Ukaine có thể vượt qua (khó khăn) và người dân Vương quốc Anh sẽ sát cánh cùng người Ukaraine trong thời kỳ đen tối này“. Và lời đe dọa thắt chặt các biện pháp cấm vận kinh tế ngặt nghèo đối với Nga trong trường hợp Nga tấn công Ukraine đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.

Tất cả chỉ là cầu nguyện. Có thể, phương Tây và cả Ukraine đã chuẩn bị đến phương án xấu nhất là khả năng Nga phát động chiến tranh. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, Mỹ và phương Tây cũng không can thiệp quân sự trực tiếp xuất phát từ ba lý do: Thứ nhất, sự can thiệp của Mỹ và phương Tây sẽ lần đầu tiên đặt quân đội của hai cường quốc hạt nhân Nga, Mỹ ở vào thế đối đầu khó có thể thỏa hiệp và đây là điều mà Mỹ và phương Tây không mong muốn. Thứ hai, Ukraine không phải là thành viên của NATO, do đó Mỹ và phương Tây không có nghĩa vụ phải bảo vệ an ninh của Ukraine bằng mọi giá. Thứ ba, sau sai lầm và thất bại của Mỹ tại Iraq và Afghanistan, đồng thời bản thân nước Mỹ cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về kinh tế – xã hội sau đại dịch COVID-19, dư luận và chính giới Mỹ lúc này không muốn can dự sâu vào một cuộc chiến tranh hao người tốn của ở bên ngoài.

Từ đó có thể thấy, chiếc bánh ngọt mà Mỹ và phương tây đã đưa ra cho Ukraine sẽ chết rất nhiều ruồi. Không biết có thể gia nhập Nato vào lúc nào, nhưng trước mắt có thể thấy Ukraine đang phải đối diện với một trận chiến cả bên trong lẫn bên ngoài. Vậy mới thấy, thay vì trông chờ vào một ai đó thì tốt nhất hãy tự đứng trên đôi chân của mình.

Thu An

Đọc nhiều