Căng thẳng với Mỹ tăng vọt, Trung Quốc dốc sức làm điều này trong 5 năm tới

25/05/2020 20:17

Các quan chức hàng đầu ở Bắc Kinh đang soạn thảo kế hoạch 5 năm lần thứ 14, trong đó sẽ đặt ra các mục tiêu kinh tế và chính trị quan trọng cho giai đoạn từ năm 2021 đến 2025.

Trung Quốc dự kiến sẽ dựa nhiều hơn vào nền kinh tế trong nước để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ trong thế giới hậu Covid-19.

Nhưng làm thế nào Trung Quốc có thể tồn tại và phát triển trong khi phải đối mặt với sự thù địch của Mỹ? Bắc Kinh cần gì để thúc đẩy sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo? Và Bắc Kinh nên tập trung nguồn lực vào đâu để biến giấc mơ Trung Quốc thành hiện thực?

Trung Quốc đang gấp rút hoạch định kế hoạch 5 năm tới trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ ngày càng tăng.

Đây là những câu hỏi lớn mà các quan chức và các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang tranh luận khi nước này bắt đầu phác thảo kế hoạch 5 năm lần thứ 14, vạch ra các mục tiêu kinh tế và chính trị quan trọng trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2025.

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, những người đang tham gia vào việc chuẩn bị cho các chính sách mới, mặc dù bản kế hoạch chính thưc sẽ khôức được công bố cho đến tháng 3/2021, xong các cuộc thảo luận sơ bộ cho thấy Trung Quốc sẽ tìm kiếm sự tự chủ hơn bằng cách cắt giảm sự phụ thuộc vào Mỹ đối với cung ứng và xuất khẩu công nghệ trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 siêu cường thế giới ngày càng gia tăng.

Đồng thời, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa và cải tổ khuôn khổ chính sách của họ để duy trì  vị trí trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế, chính trị và an ninh quốc tế, theo ông Xie Fuzhan, người đứng đầu Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) và cũng tham gia vào việc hoạch định kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Bắc Kinh.

Ý tưởng Trung Quốc có thể dựa nhiều hơn vào bản thân họ để tiếp tục phát triển đã được chứng thực trong cuộc họp của Bộ Chính trị gồm 25 thành viên gần đây nhất do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì.

Tại cuộc họp, ông Tập nhấn mạnh Trung Quốc sẽ sử dụng mô hình phát triển mới bao gồm cả cả vòng tròn kinh tế nội địa khổng lồ và vòng tròn kinh tế quốc tế, thay vì chỉ dựa vào các thị trường nước ngoài.

Nói cách khác, Trung Quốc sẽ không từ bỏ thị trường quốc tế, nhưng sẽ ngày càng nghiêng về khả năng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa khổng lồ.

Xu hướng hướng nội này cũng được củng cố bởi những công bố liên quan đến nguồn đầu tư mới vào các dự án công nghiệp ở khu vực miền trung và miền tây để bù đắp thiệt hại cho các tỉnh phía đông do nhu cầu quốc tế giảm bởi đại dịch Covid-19.

Một lĩnh vực quan trọng mà Trung Quốc sẽ dốc sức đẩy mạnh trong kế hoạch 5 năm tới là công nghệ.

Washington đã nhắm vào “gã khổng lồ” viễn thông Huawei của Trung Quốc và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang nước này. Động thái trên của Mỹ đã buộc Bắc Kinh phải nghĩ cách để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã từng so sánh các hạn chế trong xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc của Mỹ giống như việc đặt sợi dây thòng lòng vào cổ họng của nước này. Theo đó, Trung Quốc được cho là sẽ nỗ lực để tăng cường đổi mới công nghệ trong thời gian tới.

Minh Nhật/DV

Đọc nhiều