Cái giá của những người sống bằng “nghề chửi đổng”
Dưới sự hậu thuẫn, hỗ trợ của Việt Tân nên số đối tượng hoạt động chống phá ngày càng quyết liệt, nguy hiểm, thậm chí một số đối tượng coi hoạt động chống đối theo chỉ đạo của Việt Tân là một nghề kiếm sống. Đó chính là một phần của thủ đoạn thâm độc mà tổ chức này mong muốn.
Việt Tân “chống lưng” cho nhiều phần tử phản động trong nước
Ngày 25/6, thông tin từ Bộ Công an cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với các đối tượng: Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm cùng trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội. Bị can Tâm có 1 tiền án về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Đồng thời Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hòa Bình cũng đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, đối với 2 người gồm: Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư cùng trú tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Bị can Thêu có 2 tiền án về tội “Chống người thi hành công vụ” và “Gây rối trật tự công cộng”.
Kết quả điều tra ban đầu xác định 4 bị can có hoạt động soạn thảo, đăng tải, phát tán các video clip, bài viết có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân nhằm mục đích chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015.
Trước đó, cũng với các tội danh đó, chúng ta không thể không nhắc đến các hoạt động của các đối tượng trong tổ chức khủng bố Việt Tân bị cơ quan công an bắt, xét xử, trục xuất như Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Ngọc Đức, Đặng Thị Thanh Lan, Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền…
Việt Tân đã không ngừng cung cấp tài chính, phương tiện cho số đối tượng chống đối trong nước nói trên để tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại. Những hoạt động chống phá trên mang tính công khai, tính chất rất nguy hiểm, tạo ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như dư luận trong nước. Đồng thời, tạo ảo tưởng, động lực cho nhiều đối tượng chống đối trong nước hoạt động ngày càng quyết liệt hơn.
Có thể nói, dưới sự hậu thuẫn, hỗ trợ của Việt Tân nên số đối tượng hoạt động chống phá ngày càng quyết liệt, nguy hiểm, thậm chí một số đối tượng coi hoạt động chống đối theo chỉ đạo của Việt Tân là một nghề kiếm sống. Đó chính là một phần của thủ đoạn thâm độc mà tổ chức này mong muốn.
Tư tưởng thù địch hằn học
Một cuộc “tháo chạy lịch sử” sang trời Tây, nhiều cá nhân trong tổ chức Việt Tân phải tháo chạy khỏi quê cha đất tổ, phải sống kiếp tầm gửi nơi xứ người, một bộ phận người gốc Việt cực đoan tụ tập trong mấy hội, nhóm chống cộng ở hải ngoại vẫn chưa chịu thừa nhận thất bại nhục nhã. Nhiều trong số đối tượng này lập ra các hội, nhóm, tổ chức có tư tưởng chống đối, nhà nước Việt Nam, trong đó có Việt Tân là tổ chức “hung hăng” hơn cả.
Nhìn lại chuỗi thời gian qua, Việt Tân là tổ chức có “thâm niên” chống đối lại chính quyền, Nhà nước, chế độ Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của quốc gia dân tộc. Một phần nó xuất phát từ tư tưởng hằn học, hận thù vì sự thất bại trong lịch sử.
Từ khi thành lập đến nay, Việt Tân đã tiến hành nhiều hoạt động khủng bố, chống phá Nhà nước Việt Nam, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể:
Trong các giai đoạn khác nhau, Việt Tân tiến hành nhiều hoạt động chống phá nhưng đều bị cơ quan an ninh của Việt Nam ngăn chặn kịp thời. Giai đoạn từ năm 1982 đến 1989, Hoàng Cơ Minh (nguyên chuẩn tướng, phó đô đốc hải quân chính quyền Sài Gòn cũ) tuyển mộ 200 đối tượng, trang bị vũ khí, đã tổ chức nhiều lần xâm nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, đợt xâm nhập này đã bị cơ quan chức năng phát hiện và tiêu diệt 58 đối tượng, trong đó có Hoàng Cơ Minh và bắt 77 đối tượng.
Giai đoạn từ năm 1989 đến nay, sau các hoạt động vũ trang, khủng bố vào Việt Nam thất bại, Việt Tân đã chuyển hướng hoạt động theo phương thức “diễn biến hòa bình”, “đấu tranh bất bạo động” để chống phá Nhà nước Việt Nam. Năm 2000, tổ chức Việt Tân tiếp tục thực hiện ý đồ đưa người về Việt Nam hoạt động để xưng dựng ngọn cờ, phát triển lực lượng… nhưng đều bị ngăn chặn kịp thời.
Sau khi các cơ quan chức năng đấu tranh quyết liệt, vô hiệu hóa nhiều kế hoạch phát triển lực lượng vào trong nước, Việt Tân đã chuyển hướng hoạt động từ chiến dịch “Sang sông – dựng cờ” (giai đoạn 2009-2014), sang chiến dịch “Đối đầu – công khai” (giai đoạn từ 2015-2017) với mục tiêu công khai hóa tổ chức chính trị đối lập ở trong nước trong năm 2016, liên kết với số chống đối trong nước, móc nối đưa người ra nước ngoài tham dự điều trần, huấn luyện, đào tạo; cho người tham gia, tài trợ chi phối các hội, nhóm chống đối trong nước để tập hợp, phát triển lực lượng, tiến tới hình thành, công khai hóa tổ chức chính trị đối lập; triệt để lợi dụng các tiện ích của mạng Internet để tuyên truyền, khuếch trương thanh thế tổ chức và tìm chọn người cho tổ chức; tập trung tuyên truyền, tấn công, hạ uy tín Đảng, Nhà nước… Và cử các thành viên cốt cán về nước tiến hành các hoạt động chống phá nhưng đều bị vô hiệu hóa.
Nhìn chung, thông qua những cá nhân bị cơ quan chức năng bắt giữ đều thấy chúng lợi dụng những hoạt động khiếu kiện của người dân về lĩnh vực đất đai… để lôi kéo, kích động người dân chống đối chính quyền; Tự tay phát tán tài liệu xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước..
Chúng rêu rao rằng, mục đích hoạt động là nhằm đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ nhân quyền. Nhưng lại “vô tư” đến mức vi phạm pháp luật Việt Nam, vi phạm Công ước quốc tế!
Thẳng thắn mà nói, một trong những nguyên lý đã được khẳng định: Không có bất kỳ quốc gia nào có thể tồn tại mà thiếu hệ thống pháp luật và luật pháp không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy quốc gia. Để quản lý xã hội, nhà nước phải dùng nhiều công cụ, nhiều biện pháp, nhưng luật pháp là công cụ cơ bản, quan trọng, thiết yếu nhất. Luật pháp và nhà nước luôn có quan hệ khăng khít với nhau. Khi luật pháp phản ánh đúng nguyện vọng, bảo vệ lợi ích chính đáng của dân tộc, của quần chúng nhân dân thì dù chế độ nhà nước nào cũng phải tôn trọng và tuân thủ. Theo đó, mọi hành vi đi ngược với lợi ích quốc gia-dân tộc không chỉ bị nhân dân phản đối, mà cần phải kiên quyết xử lý.
Chiếu theo nguyên lý trên ta thấy, ở Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
Chỉ tiếc rằng, họ vẫn nuối tiếc về cái thời sống bám vào ngoại bang làm hại đồng bào, không xấu hổ khi tự huyễn hoặc để lừa dối mình, lừa dối người khác về chế độ cũ có quân lực hùng mạnh, có “tự do, dân chủ”, “kinh tế phát triển, ăn sung, mặc sướng”. Dẫn đến chuyện hoang tưởng mơ về ngày “phục quốc”! Để thỏa mãn tâm thế hoang tưởng, họ bày đủ thứ âm mưu xảo quyệt, đê hèn để chống phá đất nước.
Và cũng thật tiếc cho những cái tên “sống bằng nghề chửi đổng”, sống bằng nguồn tiền của Việt Tân – cái tên được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội như một tổ chức mafia người Việt ở hải ngoại.
Sông Trà
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả