130115
topics
571330
Cách Nam Phi ngăn chặn những biến chủng nguy hiểm như Omicron
06/12/2021 07:32

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, các nhà khoa học tại Krisp đã theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của virus ở Nam Phi vì họ lo lắng về một điều đặc biệt: 8 triệu người ở quốc gia này (13% dân số) sống chung với HIV.

Trong lúc những nhân viên y tế cộng đồng ở Nam Phi cất công gõ cửa từng nhà để nhắc nhở bệnh nhân HIV uống thuốc, thì các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm miệt mài giải trình tự gene các mẫu bệnh phẩm Covid-19.

Sự kết hợp này chính là cách Nam Phi cố gắng ngăn chặn các biến chủng mới của SARS-CoV-2, virus gây bệnh Covid-19. Đây cũng là phòng tuyến đầu tiên của thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch.

bien chung Covid-19 anh 1
Nam Phi rất chú trọng theo dõi biến chủng SARS-CoV-2 vì nước này có số lượng lớn bệnh nhân HIV

Giải trình tự gene

Nền tảng Giải trình tự và Đổi mới sáng tạo Nghiên cứu KwaZulu-Natal (KRISP) ở Durban là một trong những phòng thí nghiệm tham gia vào nỗ lực trên của Nam Phi, thông qua việc giải trình tự gene hàng nghìn mẫu bệnh phẩm Covid-19 mỗi tuần.

KRISP là một phần trong mạng lưới của các nhà nghiên cứu virus từng phát hiện chủng Beta và Omicron, hai biến chủng đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách “đáng quan ngại”.

Các nhà nghiên cứu của KRISP là những người đi đầu trong lĩnh vực chủng loại học virus – bộ môn nghiên cứu về mối quan hệ tiến hóa giữa các loại virus.

Để giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, những chuyên gia này theo dõi đột biến của SARS-CoV-2, xác định điểm nóng lây nhiễm và tìm ra con đường lây lan của virus bằng cách phân tích đột biến của virus trong các mẫu bệnh phẩm.

Từ đầu đại dịch, các nhà nghiên cứu của KRISP đã dõi theo sát sao quá trình virus biến đổi tại Nam Phi vì họ đặc biệt lo ngại về 8 triệu người dân tại đây đang phải sống chung với HIV (virus gây bệnh AIDS), tương đương 13% dân số.

Nếu người bệnh HIV không được phát hiện, điều trị hoặc không uống thuốc đều đặn, hệ miễn dịch của họ sẽ bị HIV làm suy yếu. Nếu những người này sau đó mắc Covid-19, họ sẽ cần nhiều tuần hoặc nhiều tháng để có thể hoàn toàn loại bỏ SARS-CoV-2 ra khỏi cơ thể.

Khi tồn tại trong cơ thể người lâu như vậy, SARS-CoV-2 có cơ hội đột biến liên tục. Nếu virus này lây sang cho người khác, một biến chủng mới có thể ra đời và được lưu hành trong cộng đồng.

“Chúng tôi có lý do để tin rằng một số biến chủng đang nổi lên ở Nam Phi có thể có liên hệ trực tiếp với HIV”, bà Tulio de Oliveira, điều tra viên chính trong mạng lưới theo dõi biến chủng của Nam Phi, nói.

Từ đầu đại dịch, các nhà khoa học ở Nam Phi lo ngại số người nhiễm HIV tử vong sẽ tăng đột biến. Nhưng điều này đã không xảy ra do bệnh nhân HIV tập trung ở nhóm trẻ, trong khi Covid-19 có tác động nghiêm trọng nhất tới người cao tuổi.

“Một khi nhận ra điều ấy, chúng tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề thực sự khi HIV xuất hiện cùng Covid-19 là khả năng các biến chủng mới xuất hiện ở người có hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng”, Salim Abdool Karim, nhà dịch tễ học đứng đầu Viện AIDS, nơi đặt phòng thí nghiệm KRISP, nói.

Các nhà nghiên cứu tại KRISP đã chứng minh điều này từng xảy ra ít nhất hai lần. Chẳng hạn, năm 2020, họ truy gốc mẫu vật virus tới một phụ nữ 36 tuổi. Người này nhiễm HIV nhưng không được điều trị phù hợp.

bien chung Covid-19 anh 3
Bản đồ cho thấy độ lây lan của biến chủng Omicron trên toàn cầu, tính tới ngày 4/12.

Sau khi mắc Covid-19, người phụ nữ này mất 216 ngày để loại bỏ SARS-CoV-2 ra khỏi cơ thể. Trong thời gian đó, virus corona đã phát sinh 32 đột biến.

Một điều cần nói ở đây là bệnh nhân HIV không phải nguồn duy nhất có thể vô tình giúp SARS-CoV-2 đột biến. Điều này có thể xảy ra với bất cứ ai có hệ miễn dịch bị suy yếu, như người được ghép tạng hoặc người được điều trị ung thư.

Virus cũng có thể đột biến ở người khỏe mạnh, nhưng số lượng đột biến tiềm tàng thấp hơn so với người có hệ miễn dịch suy yếu. Nguyên nhân là khi virus ở trong cơ thể người lâu hơn, quá trình chọn lọc tự nhiên càng có thêm thời gian ưu tiên những đột biến kháng miễn dịch.

Nguy cơ virus SARS-CoV-2 đột biến ở những người nhiễm HIV

Khi những người nhiễm HIV được kê đơn thuốc kháng virus phù hợp và dùng thuốc này liên tục, cơ thể họ gần như ngăn chặn hoàn toàn virus. Nhưng nếu người nhiễm HIV không được chẩn đoán, không được điều trị hoặc vì lý do nào đó không uống thuốc đều đặn mỗi ngày, HIV sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ. Nếu họ mắc Covid-19, có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng mới có thể khỏi bệnh.

Khi virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu như vậy trong cơ thể họ, nó có cơ hội đột biến liên tục và làm sinh ra biến thể mới.

Tiến sĩ Tulio de Oliveira, điều tra viên chính của mạng lưới giám sát di truyền quốc gia Nam Phi cho biết: “Chúng tôi có lý do để tin rằng một số biến thể đang xuất hiện ở Nam Phi có thể liên quan trực tiếp đến HIV”.

Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong do Covid-19 cao gấp 1,7 lần so với người bình thường, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với những người mắc bệnh tiểu đường. Nguy cơ tử vong do Covid-19 ở người mắc bệnh tiểu đường cao gấp 30 lần so với người bình thường.

“Vấn đề thực sự của chúng tôi với HIV giữa đại dịch Covid-19 là khả năng những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng sẽ dẫn đến các biến thể mới [của virus SARS-CoV-2]”, nhà dịch tễ học Salim Abdool Karim, người đứng đầu Viện Aids nơi Krisp đặt trụ sở nói.

Phòng thí nghiệm Covid-19 của Krisp ở Durban, Nam Phi, ngày 16/11/2021. Ảnh: New York Times.
Phòng thí nghiệm Covid-19 của Krisp ở Durban, Nam Phi, ngày 16/11/2021.

Điều này đã xảy ra ít nhất 2 lần. Năm 2020, họ đã truy vết mẫu virus về một phụ nữ 36 tuổi nhiễm HIV đang điều trị theo phác đồ không hiệu quả và người này không được giúp đỡ để tìm ra loại thuốc mà cô ấy có thể dung nạp được. Người phụ nữ này đã mất 216 ngày mới phục hồi sau khi mắc Covid-19. Suốt chừng đó thời gian, virus trong cơ thể người này đã có 32 đột biến.

Vào tháng 11 vừa qua, Tiến sĩ de Oliveira và nhóm của ông đã lần ra một mẫu virus SARS-CoV-2 với hàng chục đột biến ở Western Cape. Đó là từ một bệnh nhân khác cũng không tuân thủ chế độ điều trị HIV.

Virus SARS-CoV-2 tồn tại trong cơ thể người này hàng tháng trời và tạo ra hàng chục đột biến. Khi được kê đơn các loại thuốc hiệu quả và được tư vấn dùng thuốc đúng cách, người này đã nhanh chóng khỏi Covid-19.

“Chúng tôi không gặp nhiều trường hợp như vậy”, Tiến sĩ Abdool Karim nói về người phụ nữ đã mất 216 ngày mới đào thải hết virus SARS-CoV-2. Nhưng không cần nhiều người, chỉ cần một hoặc hai trường hợp như vậy, và một biến thể duy nhất như Omicron cũng có thể khiến cả thế giới lo ngại.

Những người nhiễm HIV không phải là những người duy nhất vô tình tạo cơ hội cho virus SARS-CoV-2 đột biến. Điều này có thể xảy ra ở bất kỳ ai bị ức chế miễn dịch, chẳng hạn như bệnh nhân ghép tạng và những người đang điều trị ung thư.

Vào thời điểm nhóm Krisp xác định trường hợp thứ hai của một người nhiễm HIV tạo ra các biến thể SARS-CoV-2, đã có hơn 10 báo cáo về hiện tượng tương tự trong các tài liệu y khoa từ các nơi khác trên thế giới.

Virus cũng đột biến ở những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Sự khác biệt đối với những người nhiễm HIV, hoặc người bị ức chế miễn dịch khác, là virus ở trong cơ thể của họ lâu hơn, nên quá trình chọn lọc tự nhiên có nhiều thời gian hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các đột biến có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch.

Khoảng thời gian virus sao chép điển hình ở một người khỏe mạnh sẽ chỉ là một vài tuần, chứ không phải nhiều tháng; virus sao chép ít hơn có nghĩa là nó ít có cơ hội tạo ra đột biến mới.

Chiến dịch đưa thuốc tới từng nhà

Do Nam Phi có rất nhiều người nhiễm HIV và vì đại dịch Covid-19 đã tấn công mạnh mẽ ở quốc gia này, làm gián đoạn cuộc sống theo nhiều cách, nên việc ngăn chặn các biến thể mới là điều vô cùng cấp bách.

Đó là lúc những nỗ lực của những nhân viên y tế cộng đồng như Mathe phát huy sức mạnh. Một ngày làm việc điển hình của Mathe là đi trên những con đường đất, băng qua các đường ống nước bị rò rỉ và các tiệm làm tóc, cùng với một chiếc điện thoại đời cũ và một danh sách những người đã tới tại phòng khám gần đây, người nào không khỏe và người nào cần thăm khám.

bien chung Covid-19 anh 4
Bà Mathe (phải) tới thăm bà Mdunge tại Ntuzuma.

Mathe được trả 150 USD/tháng cho công việc này. Bản thân cô cũng đã điều trị HIV được 13 năm.

Silendile Mdunge, một bà mẹ 3 con, 36 tuổi, gầy gò, đã ngừng dùng thuốc kháng virus trong đợt Covid-19 thứ ba tấn công Nam Phi từ tháng 5 đến tháng 7.

Thuốc của Mdunge không còn được chuyển đến điểm nhận thuốc cộng đồng gần đó nữa vì nhiều nhân viên y tế đã được phân công những việc khác. Thay vào đó, Mdunge sẽ phải đến lấy thuốc tại một phòng khám cách đó gần 14km. Nhưng Mdunge lo sợ sẽ lây nhiễm Covid-19 khi đi chung taxi hoặc từ các phòng khám đông đúc.

Mdunge đã ngừng dùng thuốc khoảng 4 tháng trước khi Mathe xuất hiện tại ngôi nhà nhỏ xây bằng gỗ phế liệu mà cô ở cùng với 7 thành viên khác trong gia đình.

Ngồi tựa vào khung cửa đơn sơ trong cơn mưa nhẹ, Mdunge kể: “Cô ấy nói với tôi rằng những người dừng điều trị đã không còn sống được nữa. Cô ấy bảo tôi phải nghĩ đến các con của mình, vì tôi có thể sẽ chết”.

Mdunge hoàn toàn nhận thức được điều đó. Nhưng sự xuất hiện dai dẳng của Mathe khiến những lời cảnh báo khó bị bỏ qua. Với một cái nhún vai và đảo mắt, Mdunge nói rằng cô sẽ bắt đầu lại việc điều trị để không bị “quấy rầy”.

“Nếu không có tình yêu với mọi người, bạn sẽ không làm công việc này”, Mathe nói về công việc của mình.

Một nhân viên kỹ thuật làm việc tại phòng thí nghiệm Trường Y khoa Nelson R. Mandela ở Durban, Nam Phi ngày 15/11/2021. Ảnh: New York Times.
Một nhân viên kỹ thuật làm việc tại phòng thí nghiệm Trường Y khoa Nelson R. Mandela ở Durban, Nam Phi ngày 15/11/2021.

Trọng trách của các nhà khoa học Nam Phi

Phòng thí nghiệm Krisp đang giải trình tự các mẫu virus SARS-CoV-2 trên khắp châu Phi, bởi nhiều quốc gia trong khu vực không có khả năng làm công việc này. Mạng lưới giám sát và giải trình tự gen của Nam Phi đủ toàn diện để các nhà nghiên cứu tại đây có thể là người đầu tiên phát hiện biến thể mới dù nó nguồn gốc từ chính quốc gia này.

Điều đáng sợ là một biến thể có khả năng “thoát hệ miễn dịch”, lẩn tránh vaccine ngừa Covid-19 hoặc phản ứng miễn dịch do đã từng mắc bệnh trước đó. Dù ngày càng có nhiều người ở Nam Phi tiêm vaccine ngừa Covid-19, vẫn có khả năng một biến thể sẽ hình thành ở những người đã được tiêm chủng.

Tiến sĩ Abdool Karim cho biết: “Hiện nay, nhiều bệnh nhân HIV đã được tiêm vaccine để họ có phản ứng miễn dịch trước Covid-19. Nếu biến thể mới xuất hiện ở nhóm người này, nó có thể có khả năng lẩn tránh phản ứng miễn dịch”.

Dù vậy, để đẩy lùi mối đe dọa về các biến thể mới, cần phải chặn đứng sự lây truyền virus SARS-CoV-2.

“Để làm được điều đó cần phải tiêm chủng, tiêm chủng cho dân số châu Phi. Nhưng điều mà tôi lo ngại là chủ nghĩa dân tộc vaccine hay việc tích trữ vaccine”, Tiến sĩ de Oliveira nói.

Cho đến nay, những nỗ lực của Nam Phi nhằm quyết vấn đề biến thể và minh bạch thông tin đã phải trả giá đắt, khi các nước ban hành lệnh cấm các chuyên bay đến từ nước này.

“Với tư cách là các nhà khoa học, đặc biệt là những người đi đầu, chúng tôi kêu gọi về việc giải quyết vấn đề HIV. Nếu chúng tôi công khai lên tiếng, chúng tôi một lần nữa có nguy cơ bị phân biệt đối xử và đóng cửa biên giới cũng như các biện pháp kinh tế. Nhưng, nếu không lên tiếng, chúng ta sẽ có những cái chết không đáng xảy ra”, Tiến sĩ de Oliveira nói.

Tiêm chủng vẫn là trên hết

Nỗi sợ lớn nhất bây giờ là sự xuất hiện của một biến chủng “qua mặt miễn dịch”, tức biến chủng có thể kháng được vaccine hoặc phản ứng miễn dịch ở người từng khỏi Covid-19.

Khi ngày càng nhiều người ở Nam Phi được chủng ngừa Covid-19, khả năng có biến chủng mới đang âm ỉ trong cơ thể người đã tiêm chủng càng lớn.

“Trước mắt chúng ta lúc này là rủi ro phát sinh những biến chủng thật sự đáng sợ”, tiến sĩ Abdool Karim nói.

bien chung Covid-19 anh 5
Một phụ nữ rời khỏi phòng khám tại Nam Phi vào tháng 11 sau khi được tiêm chủng Covid-19.

Những biến chủng trước đó mới chỉ xuất hiện khi độ phủ vaccine còn thấp, nhưng lúc này, hơn 1/3 người dân Nam Phi đã được tiêm. Nếu bệnh nhân AIDS đã chủng ngừa Covid-19 nhưng không sử dụng hoặc không được phát thuốc chống HIV, virus có khả năng sẽ xuất hiện đột biến kháng vaccine.

“Lúc này, nhiều người trong số bệnh nhân HIV đã được tiêm chủng nên họ đã có phản ứng miễn dịch. Nếu biến chủng mới xuất hiện, biến chủng ấy trước hết sẽ phải vượt qua phản ứng miễn dịch của những người này”, ông Abdool Karim nói.

Nhưng đối với tiến sĩ de Oliveira, khả năng biến chủng kháng vaccine xuất hiện tại Nam Phi không đáng ngại bằng nguy cơ biến chủng xuất hiện ở những nơi khác, chẳng hạn như tại một số cộng đồng ở Mỹ có độ phủ tiêm chủng thấp, mạng lưới theo dõi yếu, và tình trạng HIV không được chữa trị.

Ông de Oliveira cũng chỉ ra rằng vấn đề virus có rủi ro đột biến ở bệnh nhân HIV đã có sẵn giải pháp là điều trị HIV cho những người này. Nhưng bệnh nhân ung thư hoặc người được ghép tạng không có lựa chọn tương tự.

Trên hết, giải pháp chấm dứt mọi mối đe dọa từ biến chủng là ngăn chặn lây nhiễm virus corona. “Tiêm chủng, tiêm chủng và tiêm chủng người dân châu Phi”, ông de Oliveira nói. “Tôi lo ngại về chủ nghĩa dân tộc vaccine hoặc việc tích trữ vaccine”.

Người nhiễm HIV nên được ưu tiên tiêm nhắc lại để tối đa hóa mức độ hiệu quả phản ứng miễn dịch của họ, tiến sĩ de Oliveira bổ sung.

Tới nay, nỗ lực của Nam Phi nhằm ứng phó biến chủng và minh bạch trong hành động đã đi kèm cái giá rất đắt, thể hiện dưới dạng các lệnh cấm bay và sự cô lập từ thế giới.

“Là các nhà khoa học, đặc biệt là ở tuyến đầu, chúng tôi đã tranh luận về việc nói giảm nói tránh vấn đề HIV”, tiến sĩ de Oliveira nói. “Nếu lớn tiếng quá, chúng tôi lại gặp rủi ro bị phân biệt đối xử, đóng cửa biên giới và các biện pháp kinh tế. Nhưng nếu không lên tiếng, chúng tôi sẽ có những cái chết có thể tránh được”.

(Theo New York Times)

Đọc nhiều