8
category
382319

Cách ly xã hội làm ảnh hưởng tới nhân quyền – lố bịch của một bản báo cáo

Phạm Minh Hà 07/04/2020 18:43

Cuối tháng 3-2020, Liên minh toàn cầu Vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) có trụ sở tại Nam Phi, với 9.000 thành viên trên toàn thế giới đã ra tuyên bố: “Trong đại dịch Covid-19, các chính phủ không nên coi biện pháp khẩn cấp là cái cớ để hạn chế quyền công dân”.

Điều đặc biệt là trong tuyên bố này đã nhắc đến Việt Nam như là một quốc gia “cần đặt nhân quyền làm trọng tâm trong phòng, chống dịch Covid-19”.

Khi mà bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới, tính mạng hàng vạn người đã bị cướp mất, hủy hoại nền kinh tế toàn cầu. Thì một tuyên bố của CIVICUS lại như một tuyên ngôn đi ngược lại với những nỗ lực của các chính phủ, các quốc gia đang nỗ lực.

Việt Nam đã và đang đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác phòng chống dịch Covid-19

Sáng 01/4, phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng nêu rõ cách ly xã hội không phải ngăn cấm giao thông, phong tỏa xã hội… Chúng ta vẫn phải duy trì hàng hoá lưu thông, sản xuất an toàn, nhất là hàng thiết yếu, vật tư y tế, hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu bằng đường biển, đường bộ vẫn bình thường.

Trong cuộc họp, Thủ tướng nói rõ cách ly xã hội là một tình huống pháp lý không trái pháp luật để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Cách ly xã hội mang ý nghĩa là giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh, giữ khoảng cách người với người, cộng đồng với cộng đồng, không phải là ngăn cấm giao thông, chưa phải phong tỏa xã hội mà chỉ hạn chế giao thông.

Cách ly xã hội nhưng chúng ta vẫn phải duy trì hàng hoá lưu thông, sản xuất an toàn, đặc biệt là sản xuất hàng thiết yếu, vật tư y tế, hàng hoá xuất khẩu. Trong Chỉ thị 16 vừa ban hành cũng đặt vấn đề là có hiệu lực trong vòng 15 ngày, đây là khoảng “thời gian vàng” để hạn chế tối đa việc lây nhiễm ra cộng đồng, vấn đề một số nước đã vấp phải. “Nếu chúng ta không cương quyết việc này thì hậu quả khôn lường đối với sức khoẻ, tính mạng của nhân dân”, Thủ tướng nêu rõ.

Thế mà tại sao CIVICUS lại có thể bẻ cong sự thật được cơ chứ? Thử hỏi 90 triệu người dân Việt Nam không ai phản đối hành động này của Chính phủ, thậm chí còn hành động thực hiện nghiêm túc, chấp hành và chung tay cùng Chính phủ?

CIVICUS có bị “thái quá” tư tưởng khi đưa ra lời nhật xét về Việt Nam ở bên ngoài lãnh thổ quốc gia như thế không?

Ngày 29/3, quyết định hỗ trợ ngân sách trung ương cho công tác chống dịch được ban hành với tỉ lệ hỗ trợ khác nhau giữa các địa phương, trong đó, các tỉnh thành phố trung ương sẽ chủ động dùng dự phòng ngân sách của mình để thực hiện.

Ngay sau đó, 800.000 tấn gạo sẽ được tiếp tục xuất khẩu trong tháng 4 và 5 nhưng chỉ được xuất qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không…) để tiện kiểm soát.

Gói an sinh xã hội, nhằm hỗ trợ người yếu thế, doanh nghiệp khó khăn do dịch Covid-19 gây ra; liệu đã có người dân nào đói cơm, lạt muối? Chính sách của Thủ tướng Chính phủ gồm 7 nhóm đối tượng; trong đó, 6 nhóm đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách, một nhóm đối tượng được doanh nghiệp hỗ trợ từ khoản vay lãi suất ưu đãi 0%. Thử hỏi nỗ lực này có phải là tốt hay hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, chặn đường “sống còn” của người dân?

Điều đặc biệt trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao là Chính phủ hỗ trợ điều trị miễn phí hoàn toàn cho người nhiễm virus SARS-CoV-2 và miễn phí sinh hoạt đối với người được cách ly. Nếu vi phạm nhân quyền, quyền công dân thì sao họ lại nhận được sự quan tâm hết mực, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ từ lực lượng làm nhiệm vụ, trong đó nòng cốt là quân đội, công an và y tế?

Nếu “giãn cách xã hội” hay “cách ly xã hội” là vi phạm nhân quyền, quyền tự do của công dân, thì tại sao khái niệm này lại được thảo luận và thực hiện sôi nổi trên toàn thế giới?

Điển hình như Singapore quốc gia ngay từ đầu chống dịch đã thực hiện phong toả mô hình cách ly xã hội với hành động nghiêm khắc và đất nước này đã kiểm soát dịch bệnh thành công và giảm thiểu được tác động kinh tế.

Bí quyết của Singapore xác định chìa khóa quan trọng của quốc gia này là: chiến dịch “cách ly xã hội” (social distancing) hay “cách ly an toàn” (safe distancing) được chính phủ Singapore áp dụng rất hiệu quả trên khắp cả nước.

Chính phủ nước này đề nghị các cửa hàng ăn uống, ghế được kê so le nhắc nhở mọi người giữa khoảng cách, các trạm tàu điện đều giữ khoảng cách của người di chuyển. Phải kê các bàn cách nhau ít nhất 1m, và giới hạn các nhóm ăn tối cùng nhau tối đa 10 người.

Ở Việt Nam, xã hội có thể chậm lại nhưng những người làm công tác phòng chống dịch, các lực lượng, chính quyền các cấp, đặc biệt là ngành y phải tăng tốc. Chúng ta cách ly xã hội nhưng không để ai bị đói kém, chính sách đặc biệt dành cho người nghèo được thực hiện nhanh chóng. Cuộc sống của người dân được thực hiện nhanh chóng bằng việc đảm bảo: điện, nước, gạo, thực phẩm, rau, thuốc chữa bệnh…

Không ai đi ngược lại phía sau, đó là chỉ thị của Chính phủ Việt Nam, thậm chí là không có cả người nước ngoài nào bị bỏ lại phía sau. Số lượng bệnh nhân tăng ít và chưa ai tử vong vì dịch Covid-19 điều này là kết quả mà Đảng, Chính phủ và nhân dân chúng ta đạt được.

Nếu CIVICUS nói rằng Việt Nam bị hạn chế quyền công dân, nhân quyền không đảm bảo thì vậy thử hỏi dân chủ và nhân quyền, quyền con người là gì? Nếu nó là thứ xa xôi thì thử hỏi Việt Nam có đảm bảo an toàn trong công tác chống dịch Covid-19 như hiện tại?

Phạm Minh Hà

Tags :
Đọc nhiều