Bộ Tứ nhóm họp, Mỹ, Nhật, Úc tập trận quy mô lớn và phản ứng bất ngờ của Trung Quốc
Trong tuần qua, một loạt các hoạt động của các nước đồng minh Mỹ thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Ngoài việc lên án hành vi vi phạm pháp luật của Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông, nhóm Bộ Tứ còn tổ chức cuộc họp cấp Ngoại trưởng diễn ra song song cùng hoạt động tập trận ba bên “Cope North 22” giữa 3 nước Mỹ, Nhật Bản và Úc, quy tụ lực lượng dày đặc.
Sau nhiều ngày thông báo về việc nhóm họp thì cuối cùng, ngày 11-2, nhóm Bộ Tứ gồm Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ đã tổ chức cuộc họp cấp Ngoại trưởng tại Úc, nhằm thảo luận biện pháp hướng tới hiện thực hóa khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do rộng mở, cũng như đối phó các hành động quân sự quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Tại cuộc họp này, Bộ Tứ nhất trí ưu tiên tăng cường hỗ trợ an ninh hàng hải cho các đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải, cũng như khả năng phát triển các nguồn tài nguyên biển nhằm bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, tăng cường hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương an ninh và thịnh vượng.
Công bố báo cáo chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương nhằm vào Trung QuốC, Mỹ đã cam kết dành nhiều nguồn lực ngoại giao, an ninh cho khu vực Ấn Độ – TBD để chống lại nỗ lực của Trung Quốc thiết lập phạm vi ảnh hưởng trong khu vực và trở thành cường quốc lớn nhất thế giới. Nổi bật tuyên bố: “Chúng ta sẽ tập trung vào hỗ trợ an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm xây dựng năng lực hải dương và nhận thức về biển”.
Phản ứng trước động thái này của Bộ Tứ,Trung Quốc gọi Bộ Tứ là “công cụ bá quyền” của Mỹ để kiềm chế và bao vây Trung Quốc. Trung Quốc cáo buộc “Đối thoại An ninh Bộ Tứ nhằm gây ra đối đầu và phá hoại đoàn kết, hợp tác quốc tế”. Điều đáng chú ý, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu quân điểm, Mỹ đang tìm mọi cách để tiếp cận Trung Quốc.
Ông Triệu phát ngôn: “Khi Chiến tranh Lạnh đã qua rất lâu, nỗ lực tạo ra một nhóm tạm gọi là liên minh nhằm kiềm chế Trung Quốc sẽ không giành được ủng hộ và không thể thành công”, đồng thời kêu gọi 4 nước trong Bộ Tứ, gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản, bỏ “tâm lý cổ hủ thời Chiến tranh Lạnh” và thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc.
Đáp lại những phát ngôn của Trung Quốc, trong thời gian nhóm Bộ Tứ nhóm họp, hoạt động song song 3 trong 4 thành viên của Bộ Tứ gồm: Mỹ, Nhật Bản và Úc tổ chức cuộc tập trận “Cope North 22” tại Guam từ ngày 02 đến 18/02, với sự tham gia của hơn 2.500 lính Không quân, Thủy quân lục chiến và thủy thủ Mỹ, 1.000 binh sĩ từ Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) và Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) cùng khoảng 130 máy bay.
Cuộc tập trận bao gồm diễn tập hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, triển khai lực lượng quy mô lớn và diễn tập tác chiến trên không, nhằm tăng khả năng tương tác giữa các lực lượng.
Không chỉ tập trận và nhóm họp, tăng cường sự kết nối với thành viên Bộ Tứ, Mỹ đẩy mạnh thực hiện tập trận đơn phương với các quốc gia, để gia tăng sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.
Cụ thể, nngày 3-2, nhóm tấn công tàu sân bay Abraham Lincoln, nhóm sẵn sàng đổ bộ America và nhóm sẵn sàng đổ bộ Essex của Mỹ đã khởi động cuộc tập trận “Noble Fusion” ở Biển Philippine cùng với Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản để thể hiện năng lực của Mỹ và Nhật Bản trong việc chỉ huy và kiểm soát các lực lượng tại những khu vực tranh chấp, giúp tạo ra lợi thế chiến lược và khả năng răn đe tổng hợp.
Trong khi đó, cuộc tập trận chung thường niên mang tên “Hổ mang Vàng” do Thái Lan và Mỹ tổ chức sẽdiễn ra từ ngày 20/02 đến 05/03 ở Prachuap Khiri Khan, Lop Buri, Rayong, Chon Buri và Vịnh Thái Lan, với lượng binh sỹ tham gia 3.460 người.
Tiếp nối sau đó, một cuộc tập trận thường niên khác giữa Mỹ và Philippines dự kiến diễn ra từ ngày 05 đến 24/03 tại Trung Luzon, Philippines, nhằm tăng cường khả năng tương tác chiến thuật và khả năng sẵn sàng phòng thủ của lực lượng hai nước.
Ốc Biển Trường Sa