8
category
329589

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trước những áp lực ngành và thị phi

22/10/2019 17:48

Nhìn lại toàn bộ gần 2 nhiệm kỳ giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế – một ngành luôn được coi là nóng khi liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã từng phải đón nhận không ít “búa rìu” từ dư luận. Bên hành lang Quốc hội sáng 21-10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trải lòng những trăn trở của bà trước khi rời cương vị bộ trưởng, chuyển sang làm việc tại Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương.

Theo Bộ trưởng, 8 năm qua, điều khiến bà vui nhất là nhiều chính sách đổi mới toàn diện, còn điều bà hài lòng nhất chính là tăng sự hài lòng của người dân và chất lượng dịch vụ tăng lên, BHYT lo cho cả người nghèo và người khó khăn.

Nữ bộ trưởng nói: “Tôi trăn trở là nhiều công trình xây dựng bị vướng, chưa xong sớm để phục vụ người dân tốt hơn”.

Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dược cũng được bộ trưởng nhắc đến và cho đây là câu chuyện mà bà “bị vướng vào thị phi”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bên hành lang Quốc hội 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bên hành lang Quốc hội

“Một số vấn đề về dược đang giải quyết, mình vẫn bị thị phi đấy. Nhưng có những thông tin không trung thực, không chính xác qua những mạng trái, mạng ngoài lề. Tôi nghĩ rằng những cơ quan chức năng sẽ làm mọi cách để đảm bảo công minh, chính xác, đúng người đúng tội, đúng việc. Không bỏ sót, oan sai, để xây dựng một nền y tế phục vụ dân tốt hơn”, bà Tiến nói.

Khi được hỏi trên thang điểm 10, bà tự cho mình mấy điểm đối với những việc đã làm trong thời gian giữ chức, bộ trưởng trả lời: “Tôi đâu chấm cho mình được”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trong thời gian qua, cán bộ toàn ngành từ Bộ Y tế đến các sở y tế làm việc dưới một áp lực rất kinh khủng, từ chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Quốc hội ra nghị quyết, trung ương ra nghị quyết… Bà Tiến cho biết “áp lực nhiều việc quá, thay đổi nhiều quá”, nhưng đến lúc có kết quả thì các giám đốc sở, giám đốc các bệnh viện “rất hạnh phúc”.

Nhận định về vai trò là nữ bộ trưởng duy nhất trong trong nội các gần một nhiệm kỳ qua, bà cho rằng “bộ trưởng nào cũng vất vả”.

“Nếu mình muốn độc lập làm việc thì phải đặt mình trong một điều kiện nào đó mình mới thấy thấu khổ của dịch vụ mình chưa đạt được. Muốn thế, phải nỗ lực toàn diện trong một thời gian ngắn, đấy là áp lực rất lớn. Đó là quy luật của cuộc sống, không thể buông bỏ và phải quyết tâm, phải cố gắng”, bà Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Với tư cách là “tư lệnh ngành” trên mặt trận “nóng bỏng này”, chắc chắn cá nhân Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng như tập thể lĩnh vực ngành y Việt Nam đã và đang vẫn luôn vấp phải nhiều những khó khăn, áp lực từ chính sức khỏe bệnh nhân, từ phía gia đình bệnh nhân và xã hội.

Lĩnh vực y tế được xem là ngành đặc biệt vì nhiều lý do, và một trong số đó là người dân đi chợ mua mớ rau, con cá, miếng thịt đều có thể trả giá được, còn khi đã khổ sở cầm đơn thuốc đi mua thì không thể trả giá.

Bởi vậy ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, các sinh viên y khoa phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường. Lời thề này có phiên bản hiện đại, song trong bản gốc, đoạn cuối của nó đại ý là: “Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm thì tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng, sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Còn nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở”.

Trong suốt 8 năm qua lãnh đạo ngành y dù có nhiều cố gắng để khắc phục yếu kém của ngành trong suốt thời gian kể từ khi nhận nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn nhận được nhiều nhất số phiếu “tín nhiệm thấp”. Đa số đại biểu Quốc hội thông cảm vì y tế là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, khó có thể chuyển biến ngay.

Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên giữa năm 2013, nhưng sự thấu hiểu của người dân đã phần nào dành cho nữ bộ trưởng, vị tư lệnh ngành của một lĩnh vực gắn bó mật thiết tới đời sống của người dân. Xuyên suốt phần bình luận của bài báo Vnexpres năm 2014 về việc “tín nhiệm thấp”, đó là sự thấu hiểu, động viên một cách đầy tích cực.

Sự thấu hiểu của người dân đối với tư lệnh ngành đầy áp lực như bộ trưởng Bộ Y Tế trên báo điện tử Vnexpres
Sự thấu hiểu của người dân đối với tư lệnh ngành đầy áp lực như bộ trưởng Bộ Y Tế trên báo điện tử Vnexpres

Có thể nói, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nỗ lực rất nhiều trong công tác đảm bảo được sự gần gũi, thân thiết giữa cá nhân Bộ trưởng và người bệnh, người nhà bệnh nhân. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã trở thành Bộ trưởng đầu tiên công khai trang fanpage tại địa chỉ facebook.com/botruongboyte.vn tới người dân cả nước.

Được lập ra từ cuối năm 2014, trang Facebook chính thức của Bộ trưởng Y tế đã cập nhật, tổng hợp khá thường xuyên những sự kiện, thông tin liên quan đến sức khỏe, y tế và một số hoạt động của cá nhân bà.

Hơn 2 năm nay, trang fanpage của Bộ trưởng Bộ Y tế đã tạo cầu nối giữa Bộ trưởng và người dân, giúp bà lắng nghe ý kiến của người dân một cách chủ động, nhanh chóng. “Ý kiến chắc chắn là đa dạng và nếu nó được gửi qua fanpage và được Bộ trưởng theo dõi thường xuyên thì đây sẽ là cơ hội để người dân được giải đáp một cách thấu đáo nhất”- bạn đọc Mạnh Quân, Hà Nội chia sẻ.

Không dừng lại ở đó, với thông điệp “Lắng nghe & thấu hiểu”, fanpage hoạt động với mục đích cập nhật những thông tin mới trong lĩnh vực y tế, tiếp nhận những phản ảnh của quần chúng nhân dân. Với thông điệp đó, chắc chắn mọi ý kiến phản ánh của người dân sẽ được lắng nghe một cách đầy đủ nhất.

Là một người có tâm và có nghề, có bản lĩnh bà Tiến đã vượt qua những thách thức ở cương vị tư lệnh ngành y và tạo dựng được “một gia sản” cho ngành này với nhiều dấu ấn và kết quả đáng nể, nhất là trong việc thay đổi cơ chế làm việc, thay đổi tư duy phục vụ ngành y tế.

Như Bộ trưởng tự nhận xét trong gần 2 nhiệm kỳ, điều bà tâm đắc nhất chính là việc thay đổi thái độ phục vụ của cán bộ y tế đối với bệnh nhân. Chính nhờ sự quyết tâm thay đổi phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh đã giúp ngành y có nhiều chuyển biến rất tích cực.

Ngay nhiệm kỳ đầu giữ cương vị Bộ trưởng Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã đề nghị các bệnh viện ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép, thực hiện các giải pháp giảm quá tải tại các bệnh viện lớn, đẩy lùi, ngăn chặn thành công nhiều virus nguy hiểm chết người khiến dịch bệnh tái phát, hoành hành trên toàn thế giới xâm nhập vào nước ta.
Đáng chú ý, trong năm 2018, ngành y tế đã đạt được dấu ấn quan trọng trong việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục phiền hà sau quá trình triển khai đồng bộ nhiều nội dung cải cách hành chính. Đến cuối năm 2018, Bộ Y tế hoàn thành kết nối 10 thủ tục hành chính; 6 thủ tục hành chính nữa sẽ hoàn thành trong tháng 1 năm 2019.

Những ghi nhận của người dân về những nỗ lực của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trên báo Tuổi trẻ online
Những ghi nhận của người dân về những nỗ lực của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trên báo Tuổi trẻ online

Nhờ những nỗ lực của tư lệnh ngành Y tế và toàn ngành này, năm 2018, ngành y tế đã nhận được sự hài lòng của người dân khi 81% trong tổng số các ý kiến của gần 7.600 người bệnh tại 60 bệnh viện trên toàn quốc người bệnh hài lòng khi đến bệnh viện. Đó dấu ấn rất lớn của “tư lệnh” ngành Y – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.

Việt Nam được bầu vào Ban Chấp hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhiệm kỳ 3 năm, 2016-2019. Với vai trò mới này, Việt Nam sẽ góp thêm tiếng nói từ các quốc gia đang phát triển với các hệ thống y tế đang trong quá trình chuyển đổi; 2017, ngành y tế đã hoàn thành vượt mức 2 chỉ tiêu Quốc hội giao là chỉ tiêu số giường bệnh/10.000 dân: giao 25,5%, đạt 25,7%; chỉ tiêu tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT): giao 82,2%, đạt 86,4%; hàng ngàn trạm y tế cấp xã đã được xây mới để bảo vệ người dân; Việt Nam được biết tới là Quốc gia mà người nghèo được hỗ trợ 100%, người cận nghèo là 70% chi phí bảo hiểm theo Luật bảo hiểm sửa đổi; sự công bằng xã hội được chính ngành y tế thiết lập cho người dân…

Phạm Minh Hà

Đọc nhiều