Bộ Công Thương kiến nghị xuất khẩu 400.000 tấn gạo
Bộ Công Thương cho biết, có thể cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiêm soát chặt số lượng theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5-2020.
Tối 6-4, Bộ Công Thương có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.
Theo Bộ Công Thương, qua làm việc với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn, tính đến 27-3, tổng lượng hợp đồng đã ký nhưng chưa giao của các đơn vị là 1,574 triệu tấn gạo.
Trong số này lượng gạo phải giao ngay từ nay đến 31-5 là 1,38 triệu tấn. Lượng gạo hiện có trong kho của 60/92 doanh nghiệp thuộc VFA là 1,65 triệu tấn.
Như vậy chỉ tính riêng các doanh nghiệp thuộc VFA, nếu tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo không ký hợp đồng mới của Thủ tướng, lượng gạo dư vào thời điểm 31/5 vào khoảng 266 nghìn tấn.
Nếu tính cả lượng gạo của các doanh nghiệp ngoài VFA, lượng gạo trong kho hiện có 1,7 triệu tấn gạo và 144 nghìn tấn thóc (tương đương 75 nghìn tấn gạo).
Bộ Công Thương cho biết, sau khi đã tính toán kỹ đề bảo đảm an ninh lương thực, có thể cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiêm soát chặt số lượng xuât khâu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5-2020.
Theo thông báo chính thức của Bộ NN&PTNT, lượng gạo hàng hóa của vụ Đông Xuân có thể xuất khâu là khoang 3 triệu tân, nếu tính cả số lượng “gối đầu” từ 2019 chuyển qua là khoảng 3,2 triệu tấn.
Với tốc độ xuất khẩu 25 nghìn tấn/ngày trong tháng 3 vừa qua, do các tờ khai hai quan đã mở trước 0h ngày 24-3 vẫn tiếp tục được thực hiện, ước tính lượng gạo xuất khẩu tới 31-3 sẽ vào khoảng 1,7 triệu tấn. Lượng gạo có thê xuất khẩu còn lại khoảng 1,5 triệu tấn.
Nhu cầu an ninh lương thực trong tháng 4 và tháng 5 năm 2020 được bảo đảm như sau:
Cần khoảng 300 nghìn tấn đê thực hiện kế hoạch mua vào năm 2020 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ NN&PTNT đã dự trù khoan dự trữ này khi tính toán số lượng gạo vụ Đông Xuân có thê xuất khâu nhưng Bộ Công Thương nhận thây vẫn nên dự trù thêm một lần nữa).
Ngoài lượng 300 nghìn tân nói trên, giữ lại thêm 400 nghìn tấn để dự phòng cho mọi tình huống có thể xảy ra trong tháng 4 và tháng 5. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu giữ lại cho nhu cầu trong nước trong 2 tháng (trước khi có thóc vụ Hè Thu) sẽ là 700 nghìn tấn.
Với số lượng giữ lại này, mồi người dân sẽ được dự phòng thêm 7,3kg gạo, một hộ gia đình 4 người sè được dự phòng thêm khỏang 30kg cho tháng 4 và tháng 5 (khoảng nửa cuối tháng 5 ta bắt đầu thu hoạch vụ Hè Thu).
Như vậy, lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 sẽ vào khoảng 800 nghìn tấn. Lượng được phép xuất khẩu này giảm 40% so với lượng xuất khẩu tháng 4 và tháng 5 năm 2019; giảm 35,7% so với cùng giai đoạn năm 2018 và giám 21,7% so với cùng giai đoạn năm 2017.
Căn cứ tổng số lượng 800 nghìn tấn nói trên, trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400 nghìn tấn. Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khấu gạo cho tháng 5.
Theo Bộ Công Thương, sau khi nhận được thông tin Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo thì một số quốc gia như Philippines, Australia.. đã đề nghị điện đàm với Bộ Công Thương hoặc gửi thư trao đổi khẩn cấp với VFA.