419
category
398861

Biểu tình, bạo loạn ở Mỹ: Cái giá phải trả và bài học rút ra

Quỳnh Quỳnh 04/06/2020 18:05

Bạo loạn nổ ra ở Minneapolis cùng hàng chục thị trấn và thành phố ở Mỹ gây ra tình trạng đáng báo động cho cả cư dân địa phương lẫn cả nước. Biểu tình khởi phát từ hành động ghì cổ đến chết của cảnh sát với George Floyd, một trong danh sách dài người da màu bị dân da trắng sát hại. Tình hình còn đang diễn biến rất phức tạp, chưa biết kết cục ra sao, song cái giá phải trả và bài học về sự mất ổn định chính trị ở Mỹ thì đã quá rõ ràng. 

Trong khi nhiều người biểu tình trong hòa bình, thì những người biểu tình khác lại lao vào cướp bóc, bạo loạn và bạo lực.

Mỹ thành “bãi chiến trường”

Hiện, rất nhiều nơi trên khắp nước Mỹ và cả ở bên ngoài nước Mỹ dấy lên làn sóng biểu tình phản đối vụ giết người dã man này. Nhiều hành vi quá khích, đụng độ với cảnh sát đã gây ra bức tranh hỗn loạn trên nhiều bang của nước Mỹ.

Tại thủ đô London (Anh), ngày 31/5, hàng nghìn người biểu tình đã đã bất chấp các quy định về giãn cách xã hội, tập trung tại Quảng trường Trafalgar và phía trước Đại sứ quán Mỹ hô vang khẩu hiệu: “Không bình đẳng! Không hòa bình!”. Những người này thể hiện tinh thần đoàn kết với người biểu tình ở Mỹ trong việc chống phân biệt chủng tộc.

Cùng ngày, nhiều người biểu tình cũng đã tụ tập bên ngoài đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) với khẩu hiệu: “Im lặng là bạo lực”, “Yêu cầu cảnh sát chịu trách nhiệm” hay “Bạn gọi cho ai khi cảnh sát giết người”.

Trong khi đó, tại thủ đô Berlin (Đức) nhiều người cũng kéo đến khu vực bức tường Berlin, vẽ chân dung của George Floyd kèm dòng chữ “Tôi không thở được”. Đây cũng là những lời Floyd đã nói trong lúc bị cảnh sát ghì đầu trước khi tử vong. Theo cảnh sát Đức, khoảng 1.500 người đã tham gia biểu tình. Khoảng 2.200 người biểu tình ôn hòa trước Đại sứ quán Mỹ ở Berlin.

Những người biểu tình giận dữ châm lửa đốt các xe cảnh sát, các cơ sở thương mại và một đồn cảnh sát ở phía nam thành phố Minneapolis, là căn cứ của những người cảnh sát đã giết chết George Floyd, 46 tuổi.

Cái chết của người Mỹ gốc Phi Châu George Floyd trong khi bị cảnh sát bắt giữ và những cuộc biểu tình tại Hiệp Chủng Hoa Kỳ đã nói lên những gì? Nó cho thấy sự kỳ thị và sự dùng vũ lực quá đáng của cảnh sát Hoa Kỳ là có thật. Và sự phẫn uất đưa đến biểu tình được luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ cũng là có thật.

Điều đáng nói là trong một thế giới vẫn tồn tại những bất công, quyền tự do ngôn luận của con người là một ưu điểm của những xã hội văn minh dân chủ. Nó giúp cho người dân có thể ôn hòa nói lên những suy nghĩ của mình và chỉ ra những bất cập trong chính sách của chính phủ khiến chính phủ có thể thay đổi để phục vụ người dân tốt hơn. Quyền tự do dân chủ cũng khiến cho người dân đóng góp tích cực hơn vào xã hội khiến cho đất nước ngày càng mạnh, và cuộc sống của mọi người dân ngày càng được phát triển và bảo vệ. Đặc tính của quyền biểu tình và sự tự do ngôn luận này đã khiến cho nước Mỹ cho đến nay vẫn là bến đến lý tưởng, là giấc mơ chung của mọi di dân trên thế giới.

Bài học về sự hoà bình 

Có thể thấy, cuộc bạo động biểu tình ở Mỹ hiện nay càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng sống còn của ổn định chính trị cũng như bài học cần thiết để giữ vững ổn định chính trị của mỗi quốc gia, trong đó có bài học về xử lý khủng hoảng sao cho không để xảy ra nội chiến.

Do đó một đất nước cần có một chính quyền thực sự của nhân dân, thực thi đường lối, chính sách đối nội đúng đắn, hợp lòng dân, tạo được lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân. Đây là yếu tố cơ bản nhất để giữ vững ổn định chính trị.

Nếu một quốc gia mà chính quyền quản lý, điều hành đất nước để cho những mâu thuẫn xã hội, sắc tộc và tôn giáo phát triển sâu sắc; nạn thất nghiệp và khoảng cách giàu – nghèo tăng cao; tình trạng bất công, bất bình đẳng, tham nhũng tràn lan thì sớm muộn cũng không giữ được ổn định chính trị. Nhìn lại diễn biến tại Mỹ ta có thể thấy điều này.

Hãy lấy Hồng Kong, Mỹ làm bài học cho sự hoà bình của chúng ta!

Thực tế trên cho thấy, giữ vững ổn định chính trị đã khó, nhưng khi khủng hoảng phức tạp xảy ra, việc xử lý sao cho không để “cái xảy nảy cái ung” lại càng khó hơn.

Tóm lại, người dân Mỹ có quyền biểu tình, phản đối những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, quốc gia, dân tộc nhưng những gì đã xảy ra thời gian vừa qua cho chúng ta đã thấy đó không phải là một cuộc biểu tình, phản đối những điều không hợp lý, mà nó đã thể hiện ra rõ bản chất của cuộc biểu tình mang đậm tính chất bạo lực.

Gần đây, biểu tình ở Hồng Kong rồi đến Mỹ, đã nhắc nhở cho chúng ta một điều: Chúng ta may mắn được sống trong một đất nước hoà bình ổn định nhưng chỉ cần một thoáng sơ hở, thiếu cảnh giác sẽ tạo điều kiện cho các thế lực thù địch, mà hạt nhân là các đối tượng giả danh dân chủ luôn nhăm nhe kích động biểu tình, bạo loạn và thực hiện các hành vi phá hoại đất nước ngay trên lãnh thổ, quốc gia của mình.

Vì vậy, nếu muốn Việt Nam được hòa bình ổn định, mỗi người dân cần giữ được sự tỉnh táo, có cái nhìn sáng suốt, khách quan để tránh rơi vào bẫy kích động của các thế lực thù địch, đồng thời chúng ta cùng nhau chung tay để vạch trần những âm mưu đen tối, lợi dụng lòng yêu nước của người dân để việc thực hiện các âm mưu phá hoại đất nước.

Hãy lấy Hồng Kong, Mỹ làm bài học cho sự hoà bình của chúng ta!

Quỳnh Quỳnh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Tags :
Đọc nhiều