Biểu tình bạo loạn lan từ Pháp sang Thụy Sĩ

Bảo Trâm 03/07/2023 15:17

Tại phiên họp sáng 02/06/2023, với 446/465 đại biểu (chiếm 90.28%) biểu quyết tán thành, Quốc hội đã bấm nút thông qua, cho phép bổ sung dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được trình để lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 5, và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).

Lực lượng an ninh cơ sở

Đây là dự luật quan trọng, giải quyết được khá nhiều vấn đề tồn tại từ lâu trong công tác duy trì trật tự trị an ở các địa phương trên cả nước.

Xưa nay ai cũng biết, đất nước có ổn định mới có thể phát triển, giàu mạnh. Do đó, trách nhiệm duy trì an ninh – trật tự xã hội là trọng trách rất nặng nề của lực lượng công an chính quy. Nếu thời gian qua, lực lượng dân phòng, tổ bảo vệ khu phố…, không sát cánh, chia sẻ gánh nặng trên vai lực lượng công an chính quy, thì nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành Công an khó có thể hoàn thành tốt đẹp như đã thấy.

Có một thực tế không thể không nhận ra, là lực lượng ANTT ở cơ sở không chỉ hỗ trợ lực lượng công an xử lý, giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn, mà còn góp phần đắc lực ngăn chặn ngay từ trong trứng nước những mầm mống tội phạm. Đây thật sự là ý nghĩa thiết thực nhất cho thấy sự cần thiết phải xây dựng và tổ chức tốt lực lượng ANTT ở cơ sở.

Ngay trong phiên thảo luận về dự luật, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cũng đã phát biểu cho rằng, tội phạm ma túy, tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia, và các loại tội phạm tinh vi khác đều có ở địa phương, và người dân địa phương biết hết, nên tình trạng chính quyền hay công an địa phương không biết sẽ là điều khó chấp nhận được.

Vậy nhưng, thực trạng này vẫn đang tồn tại ở không ít địa phương, nhất là các địa phương trọng yếu, có địa hình rộng lớn hay phức tạp, với biên chế công an chính quy neo người, như khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc…Khi Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đi vào thực tiễn trên các địa bàn đặc thù này, tình hình bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương sẽ chuyển biến tích cực, giảm áp lực trên vai lực lượng công an chính quy, để tập trung cho công tác chuyên môn đạt hiệu quả hơn.

Trong khu phố, xóm, ấp, thôn, làng… dù ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, thưa dân cư nhất, thì những biểu hiện bất thường của các đối tượng tội phạm vẫn khó lọt khỏi tai mắt của người dân. Liên tưởng đến vụ tấn công đầu tháng 6 vừa qua ở Cư Kuin, Đắk Lắk, Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh Quốc hội đã cho rằng ở những địa bàn phức tạp và nhạy cảm như Tây Nguyên, nếu có lực lượng ANTT ở cơ sở tốt thì những vụ việc như vừa qua sẽ được hạn chế tối đa, tránh được nhiều hệ lụy phức tạp.

Bên cạnh ý nghĩa thiết thực và quan trọng cần phải xây dựng, tổ chức quy củ và hợp lý lực lượng ANTT ở cơ sở, thì các điều khoản liên quan đến trụ sở, cơ chế đãi ngộ, quyền hạn, trách nhiệm…của lực lượng này cũng là vấn đề nóng. Tuy vậy, với sự nghiêm túc của Chính phủ, và tinh thần cầu thị của Bộ Công an, nhiều bất cập đã tìm được giải pháp phù hợp, như: không lãng phí tiền bạc, ngân sách địa phương vào trụ sở mới, mà tùy thuộc vào thực tế trước nay ở địa phương để bố trí trụ sở phù hợp; tận dụng lực lượng đang hiện có để phân công nhiệm vụ hợp lý; xây dựng chính sách đãi ngộ, có cân nhắc đến quyền công dân, quyền con người theo Hiến pháp…

Đất nước trong tình hình mới, đối mặt với rất nhiều thách thức về an ninh trật tự, nên Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được thông qua trong kỳ họp lần thứ 6 tới đây sẽ góp phần tạo cơ sở vững chắc để công tác an ninh cơ sở, và người làm an ninh cơ sở có được sự “chính danh” cần thiết. Hiệu quả quản lý xã hội của Nhà nước vì vậy cũng trở nên rõ nét, với các chính sách kinh tế – xã hội, chính sách an ninh trật tự, chính sách an sinh,…đến được với người dân, cũng như nhận được phản hồi từ người dân nhanh hơn.

Phạm Khoa

Đọc nhiều