Bí mật chưa từng tiết lộ về cách Liên Xô chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên

23/10/2019 20:28

Các tài liệu vừa được giải mật đã tiệt lộ những chi tiết bất ngờ về cách Liên Xô chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên.

bi mat chua tung tiet lo ve cach lien xo che tao qua bom nguyen tu dau tien hinh anh 1
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô, RDS-1

 

Sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8/1945, Liên Xô nhận thấy cần phải nhanh chóng phát triển quả bom nguyên tử của riêng mình để giữ được thế cân bằng. Theo kênh truyền hình RT, các tài liệu giải mật do Cơ quan Hạt nhân Nga Rosatom vừa công bố đã hé lộ về cách thức Liên Xô đạt được mục tiêu trên chỉ sau 4 năm.

Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô, RDS-1 hay còn gọi là Pervaya Molniya (Tia sét đầu tiên) đã được thử nghiệm thành công vào ngày 29/8/1949 tại một thao trường ở thị trấn Semipalatinsk, nước Cộng hòa Xô Viết Kazakhstan cũ.

bi mat chua tung tiet lo ve cach lien xo che tao qua bom nguyen tu dau tien hinh anh 2
Ảnh trong dự án bom nguyên tử của Liên Xô.

Dự án đầy tham vọng này đã trở thành một cuộc chạy đua với thời gian đối với các nhà khoa học hạt nhân Xô Viết. Họ không chỉ chịu sức ép từ hạn chót gắt gao của chính phủ, mà còn phải thực hiện công việc này trong điều kiện hoàn toàn bí mật.

bi mat chua tung tiet lo ve cach lien xo che tao qua bom nguyen tu dau tien hinh anh 3
Hình ảnh quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô trong quá trình chế tạo. Ảnh: RT

Thậm chí cả sắc lệnh nhà nước về việc phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô tháng 6/1946, nằm trong số những văn bản được Rosatom công bố, cũng được viết ở dạng mật mã.

Bản tài liệu đánh máy dài 3 trang cho thấy Giám đốc Cục Xây dựng số 11 Pavel Zernov được chỉ thị chế tạo “động cơ phản lực C” theo hai phiên bản sử dụng “nhiên liệu nặng (C-1) và nhiên liệu nhẹ (C-2) dưới sự giám sát của Phòng thí nghiệm số 2 thuộc Viện Khoa học Liên Xô.

Nhìn bề ngoài, có vẻ như văn bản này dường như chẳng liên quan gì tới vũ khí hạt nhân, nhưng “động cơ máy bay C” thực sự có nghĩa là bom hạt nhân, với nhiên liệu nặng (C-1) và nhiên liệu nhẹ (C-2) lần lượt có nghĩa là plutoni cấp vũ khí và urani cấp vũ khí.

bi mat chua tung tiet lo ve cach lien xo che tao qua bom nguyen tu dau tien hinh anh 4
Văn bản viết ở dạng mật mã chỉ đạo việc chế tạo bom nguyên tử

Các nhà khoa học – những người phải báo cáo với chính phủ hàng tháng về tiến bộ đạt được liên quan đến bom nguyên tử, chỉ được nhắc đến bằng chữ cái đầu trong tên và họ của họ trong văn bản. Những chữ cái này được viết thêm bằng tay.

Toàn bộ 45 hồ sơ giải mật về các giai đoạn trong chương trình hạt nhân quân sự đã trở thành một kho tàng thực sự cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử công nghiệp nguyên tử của Liên Xô.

Trong số các văn bản còn có giản đồ về việc bố trí những chiếc máy bay có gắn thiết bị ghi hình, chụp ảnh và đo đạc như thế nào ở trên không để có thể thu thập tối đa thông tin về vụ thử nghiệm bom RDS-1 năm 1946.

Minh Nhật /Dân Việt

Đọc nhiều