8
category
563544

BH Media là ai mà dám nhận vơ bản quyền cả Quốc ca Việt Nam?

04/11/2021 20:48

BH Media đang gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ khi nhận vơ bản quyền cả tác phẩm “Tiến quân ca”, video “Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”… Vậy BH Media là ai? 

BH Media là ai mà 'đánh gậy' bản quyền 'Tiến quân ca', 'Giấc mơ trưa'?

Mới đây, những lùm xùm xung quanh việc BH Media nhận vơ, sở hữu trái phép bản quyền một loạt các tác phẩm như ca khúc “Tiến quân ca”, video “Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, “Tiếng trống Mê Linh”, “Nửa đời hương phấn”, “Giấc mơ trưa” trên YouTube đã khiến dư luận bức xúc.

Thời gian qua, đơn vị này cũng đã bị nhiều YouTuber tố là nhận vơ các tác phẩm, tự ý đăng ký quyền sở hữu trên Youtube rồi từ đó báo cáo vi phạm các bên khác, thậm chí với chính người đã sáng tác ra tác phẩm ấy.

Theo tìm hiểu, BH Media vốn là doanh nghiệp hoạt động khá lâu năm trong lĩnh vực truyền thông, nội dung số tại Việt Nam, có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ truyền thông BIHACO. Doanh nghiệp này thành lập năm 2008, do ông Nguyễn Hải Bình sáng lập và làm Giám đốc điều hành. Đây cũng là người đại diện BH Media trả lời trong họp báo “Bản quyền âm nhạc trên môi trường số” vừa qua.

BH Media là ai mà đánh gậy bản quyền Tiến quân ca, Giấc mơ trưa? - Ảnh 1.
CEO BH Media trong cuộc họp báo “Bản quyền âm nhạc trên môi trường số”.

Công ty BH Media theo hồ sơ LinkedIn có quy mô 50-200 người. Trên website chính thức, BH Media hiện có trụ sở chính tại Hà Nội và Chi nhánh ở Mỹ, Úc,…

Cũng trên website, công ty này cho biết sở hữu một danh sách dài các ứng dụng trên điện thoại di động, thuộc nhiều lĩnh vực từ game, tin tức, giáo dục, tử vi, giải trí, du lịch, thể thao,…

BH Media là ai mà đánh gậy bản quyền Tiến quân ca, Giấc mơ trưa? - Ảnh 2.
Một loạt các ứng dụng của BH Media.

Ngoài ra, BH Media còn sở hữu rất nhiều sản phẩm truyền thông số, bao gồm báo điện tử Việt Báo.vn, trang web xoso.com, trang thương mại điện tử Chọn Mua Deal, dự án PHANMEM.COM. Trong đó, website của Chọn Mua Deal là Chonmua.com hiện đã không còn hoạt động. Còn xoso.com, thành lập từ năm 2012 và hiện là một trong những website phổ biến nhất dùng để tra cứu kết quả xổ số, thậm chí đứng đầu top kết quả khi tìm kiếm từ khóa “xổ số”.

Công ty BH Media cũng cung cấp các giải pháp về marketing online như SEO-SEM Marketing, Social Media Marketing,…

Đặc biệt, doanh nghiệp này còn hoạt động nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến nền tảng số, mạng xã hội như biên tập video, quản lý Fanpage, kênh YouTube,… Một số Fanpage sở hữu hàng triệu like cũng được BH Media tuyên bố quyền sở hữu. Điển hình là Fanpage Nhạc Vàng Trữ Tình với 3,7 triệu lượt theo dõi, thường xuyên đăng tải các bài biểu diễn của cố ca sĩ Phi Nhung, Dương Ngọc Thái,… Hay kênh YouTube cùng tên cũng được lập từ năm 2015, sở hữu 1,25 triệu đăng ký, đều đặn đăng các video sân khấu biểu diễn của nhiều nghệ sĩ Bolero, nhạc trữ tình xưa. Dưới mỗi video đều ghi chú “Copyright BH Media Corp”.

BH Media là ai mà đánh gậy bản quyền Tiến quân ca, Giấc mơ trưa? - Ảnh 3.

Trở lại với sự việc BH Media nhận vơ bản quyền nhiều tác phẩm âm nhạc, theo VTV, BH Media am hiểu về công nghệ nên đã đi trước 1 bước, đăng ký sở hữu nhiều tác phẩm qua hệ thống Content ID – một hệ thống tự động có thể mở rộng của YouTube. Hệ thống này cho phép chủ sở hữu bản quyền phát hiện ra những video trên YouTube có chứa nội dung thuộc quyền sở hữu của họ.

Tuy nhiên, nếu những video không thuộc quyền sở hữu của BH Media nhưng đơn vị này lại là người đầu tiên gắn Content ID vào sản phẩm thì đã vô hình trục lợi trái phép các tác phẩm nghệ thuật. Và với những người thường xuyên làm nội dung trên youtube thì Content ID không còn xa lạ gì. Đây là công cụ để chủ sở hữu bảo vệ bản quyền sản phẩm của mình và thu tiền quảng cáo từ Youtube.

VTV cho biết thêm, đến thời điểm này, không rõ BH Media đã đăng ký quyền sở hữu bao nhiêu tác phẩm và khai thác chúng từ bao giờ. Chỉ biết có rất nhiều tác phẩm mà đơn vị này không hề có quyền sở hữu nhưng lại đang âm thầm thu về dòng tiền bất chính.

Dư luận bức xúc khi Quốc ca Việt Nam cùng rất nhiều ca khúc khác bị BH Media nhận vơ bản quyền

Những ngày vừa qua, nhiều nghệ sĩ đã không khỏi bức xúc trước việc ca khúc do chính mình sáng tác bất ngờ bị đánh gậy bản quyền.

Mới đây, trong chương trình Chuyển Động 24h, VTV đã lên án việc BH Media xác nhận sở hữu bản quyền ca khúc Tiến Quân Ca – Quốc ca do nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc. Sự việc còn dấy lên nhiều bức xúc khi video Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát sóng trên VTV1 cũng đã bị BH Media nhận quyền sở hữu.

Dư luận bức xúc khi Quốc ca Việt Nam cùng rất nhiều ca khúc khác bị BH Media nhận vơ bản quyền - Ảnh 1.
Chương trình Chuyển Động 24h lên án việc đơn vị BH Media sở hữu bản quyền ca khúc Tiến Quân Ca
Dư luận bức xúc khi Quốc ca Việt Nam cùng rất nhiều ca khúc khác bị BH Media nhận vơ bản quyền - Ảnh 2.
Hay thậm chí là video Quốc tang đồng chí Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Dư luận bức xúc khi Quốc ca Việt Nam cùng rất nhiều ca khúc khác bị BH Media nhận vơ bản quyền - Ảnh 3.
Thậm chí video Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát sóng trên VTV1 cũng bị phía đơn vị này sở hữu bản quyền

Ngoài ra một số tác phẩm dân gian như Quan Họ Bắc Ninh Giã Bạn hay vở cải lương Tiếng Trống Mê Linh, Nửa Đời Hương Phấn cũng được diễn viên Gia Bảo thể hiện sự bức xúc khi đây là tác phẩm do dòng tộc của anh đặt hàng sáng tác và hiện cho phát miễn phí trên YouTube. Nhưng sau nhiều năm đột nhiên bị BH Media báo cáo vi phạm bản quyền. Dù sau đó, phía BH Media đã gỡ báo cáo vi phạm nhưng việc ngang nhiên nắm giữ bản quyền của đơn vị này đã dấy lên nhiều tranh cãi.

Dư luận bức xúc khi Quốc ca Việt Nam cùng rất nhiều ca khúc khác bị BH Media nhận vơ bản quyền - Ảnh 4.
Sản phẩm Quan Họ Bắc Ninh Giã Bạn bị đánh bản quyền
Dư luận bức xúc khi Quốc ca Việt Nam cùng rất nhiều ca khúc khác bị BH Media nhận vơ bản quyền - Ảnh 5.
Diễn viên Gia Bảo cũng vô cùng bức xúc với những tác phẩm do dòng tộc của anh đặt hàng sáng tác và hiện cho phát miễn phí trên YouTube nhưng cũng bị đánh bản quyền

Trước sự việc này, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường chia sẻ: “Khi có bất kỳ bản ghi nào đó ra đời thì người chủ sở hữu sẽ đăng ký với công ty chủ của Facebook và YouTube rằng tôi đang sở hữu 1 bài hát này và tôi muốn đăng ký content ID là 1 dãy số để tôi có thể dựa vào dãy số này dùng những thuật toán, tool để truy quét những sai phạm về vấn đề bản quyền”.

Tuy nhiên chính sách này cũng nêu rõ: Bạn chỉ được tạo tài sản cho những mục mà bạn sở hữu quyền, chẳng hạn như hãng nhạc không được tạo tài sản Phần sở hữu trong bản sáng tác khi không có hợp đồng thích hợp và nhà xuất bản âm nhạc không được tạo tài sản Bản ghi âm thanh”.

Trên trang cá nhân, anh cũng khẳng định ca khúc Tiến Quân Ca chỉ có đơn vị duy nhất có thể sở hữu bản quyền ca khúc này đó là Chính phủ.

Dư luận bức xúc khi Quốc ca Việt Nam cùng rất nhiều ca khúc khác bị BH Media nhận vơ bản quyền - Ảnh 6.
Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường thể hiện sự bức xúc trước việc BH Media nắm giữ bản quyền ca khúc Quốc ca
Dư luận bức xúc khi Quốc ca Việt Nam cùng rất nhiều ca khúc khác bị BH Media nhận vơ bản quyền - Ảnh 7.
Ca sĩ Quang Minh của nhóm Oplus cũng chia sẻ sự việc đang dấy lên nhiều bức xúc

Trước đó, ca khúc Giấc Mơ Trưa của nhạc sĩ Giáng Son đã bị đánh gậy bản quyền với lý do đoạn âm thanh nữ nhạc sĩ đăng tải giống với đoạn âm thanh màn trình diễn Giấc Mơ Trưa của nghệ sĩ đàn nhị Dương Thùy Anh được sở hữu bởi BH Media và Hồ Gươm Audio. Không đồng tình với quyết định trên, ngày 15/10 vừa qua, nhạc sĩ Giáng Son đã gửi đơn kiến nghị lên Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC).

Dư luận bức xúc khi Quốc ca Việt Nam cùng rất nhiều ca khúc khác bị BH Media nhận vơ bản quyền - Ảnh 9.
Hình ảnh nữ nhạc sĩ Giáng Son đăng kèm để mô tả việc ca khúc của chính cô đã bị đánh bản quyền bởi đơn vị khác

Đến ngày 27/10, phía BH Media đã mở cuộc họp báo về vấn đề “Bản quyền âm nhạc trên môi trường số”, trong đó trường hợp của nhạc sĩ Giáng Son cũng đã được phía đơn vị này đưa ra thảo luận và phản hồi với các đơn vị truyền thông. Trong thông cáo báo chí, phía BH Media cho rằng nhạc sĩ Giáng Son đã “hiểu lầm về bản quyền YouTube”.

Với tư cách là đơn vị kinh doanh và bảo vệ bản quyền âm nhạc trong môi trường số, BH Media đã ghi nhận nhạc sĩ Giáng Son rất có ý thức về bản quyền. Tác giả của ca khúc Giấc Mơ Trưa đã cẩn thận chuẩn bị một bản ghi – thuộc quyền sở hữu của chị để đưa lên kênh YouTube riêng của mình.

Nhưng vì trên YouTube có nhiều bản ghi Giấc Mơ Trưa của nhiều chủ sở hữu khác nữa. Do đó, khi phát hiện bản ghi Giấc Mơ Trưa của Giáng Son mới được tải lên hơi giống với bản ghi Giấc Mơ Trưa của nghệ sĩ Dương Thùy Anh đã up lên trước đó, YouTube đã so sánh, đối chiếu và tự động gửi thông báo xác nhận bản quyền tới nhạc sĩ Giáng Son.

Tuy nhiên, đáp lại phía phản hồi của BH Media, nhạc sĩ Giáng Son lại khẳng định “các bạn rất lươn lẹo”. Cô cho biết YouTube chỉ cung cấp công cụ cho đối tác tự quản lý và thực thi, nếu đối tác không tự ý bật Content ID (phải là nội dung độc quyền) và ra lệnh quét trùng khớp thì không có chuyện video âm nhạc của Giáng Son bị dính xác nhận bản quyền từ BH Media.

Bình An

Đọc nhiều