Bất ngờ với “mỏ vàng” mới tại Việt Nam, trữ lượng đứng thứ 3 thế giới
Mới đây, Cục Khảo sát địa chất Mỹ vừa công bố trữ lượng vonfram Việt Nam đạt khoảng 100 nghìn tấn, đứng thứ 3 thế giới. Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng vonfram lớn nhất thế giới. 5 quốc gia có trữ lượng vonfram lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (1,9 triệu tấn), Nga (400 nghìn tấn), Việt Nam (100 nghìn tấn), Tây Ban Nha (52 nghìn tấn) và Triều Tiên (29 nghìn tấn).
Được biết, Vonfram là chất rắn ở nhiệt độ phòng và có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và áp suất hơi thấp nhất được biết đến trong số các kim loại. Vonfram được biết đến là nguyên tố có độ bền kéo cao nhất hiện nay. Vonfram có khả năng chống chịu hơn cả kim cương và cứng hơn thép rất nhiều nên lý tưởng cho việc ứng dụng trong thương mại và công nghiệp.
Vonfram có màu từ xám đến trắng, và giống như tất cả các kim loại khác. Vonfram dễ uốn, nó khá dẻo và có thể dễ dàng kéo thành dây. Tuy nhiên, nó dễ bị ép ra hơn nhiều so với hầu hết các kim loại khác. Do đặc tính cao cấp vốn có, vonfram có thể được sử dụng trong một loạt các ứng dụng trong các lĩnh vực hiện nay.
Hiện nay, vonfram được dùng làm vật liệu chống mài mòn, sử dụng trong các ngành công nghiệp gia công kim loại, khai thác mỏ, dầu khí và xây dựng. Đây là loại kim loại gần như không thể thay thế trong một loạt các ứng dụng công nghiệp như sản xuất máy hiệu suất cao và các hợp kim thép.
Vì vậy, vonfram còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp như ô tô, năng lượng, xây dựng, hàng không vũ trụ cũng như các ứng dụng quân sự, hàng không và sản xuất điện.
Trên thực tế, Thái Nguyên là tỉnh có trữ lượng vonfram lớn nhất Việt Nam. Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Tỉnh Thái Nguyên có 34 loại hình khoáng sản, phân bố tập trung ở các huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ…
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với trên 200 điểm mỏ, gồm nhiều loại khoáng sản như: Vonfram, than, sắt, thiếc, chì, kẽm…
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: mỏ vonfram đa kim trữ lượng lớn nhất cả nước và lớn thứ ba thế giới ở khu vực Núi Pháo (huyện Đại Từ); than trữ lượng khoảng 90 triệu tấn (đứng thứ hai cả nước) tập trung ở các mỏ Núi Hồng, Làng Cẩm (huyện Đại Từ), Phấn Mễ (huyện Phú Lương), Khánh Hòa (thành phố Thái Nguyên); quặng sắt trữ lượng khoảng 50 triệu tấn tập trung chủ yếu tại Trại Cau (huyện Đồng Hỷ)…
Đáng chú ý, trong những năm gần đây, sản lượng vonfram từ mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên chiếm khoảng 33% sản lượng vonfram toàn cầu nếu không tính nguồn cung từ Trung Quốc, có quy mô lớn thứ 2 thế giới. Đây là một trong những mỏ có trữ lượng vonfram đã được nhận diện lớn nhất thế giới ở ngoài Trung Quốc, với 52,5 triệu tấn quặng WO3 phẩm cấp trung bình 0,21%.
Bên cạnh đó, mỏ Núi Pháo còn sở hữu trữ lượng bismut dồi dào. Bismut là nguyên tố không phát xạ tự nhiên nặng nhất, là kim loại quý trên Trái đất, được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng. Trữ lượng bismut tại Núi Pháo chiếm tới 40% trữ lượng trên toàn thế giới nhưng mới chỉ khai thác một phần rất nhỏ. Theo thăm dò, vòng đời sản xuất của nhà máy ở Núi Pháo là 20 năm.
Mỏ Núi Pháo đang được xem như nguồn cung vonfram an toàn và đáng tin cậy cho các nhà sản xuất ô tô, máy bay… mà không có khoáng chất hay chất hóa học khác có thể thay thế.
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa trong vùng và với cả nước như: vonfram, sắt, than (đặc biệt là than mỡ). Điều này tạo nên lợi thế trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp luyện kim, góp phần đưa Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp luyện kim lớn.
Ông Craig Bradshaw nhìn nhận, để giải quyết vấn đề năng lượng tái tạo, các công ty sản xuất khoáng sản và vật liệu công nghệ cao như MHT cần tăng cường tái chế các nguyên liệu thô như Coban, Đồng, Vonfram, Niken, Liti…Khi dự báo thị trường xe điện toàn cầu trong thời gian tới có mức tăng trưởng 22%/năm và đây chính là nền tảng cho sự tăng trưởng về nhu cầu của vật liệu công nghệ cao.
Dẫn chứng cụ thể về vonfram, ông Craig Bradshaw, cho biết MHT đang làm việc với một vài tổ chức, công ty lớn trên thế giới về ứng dụng và lợi ích của Vonfram trong pin. Thứ nhất, pin khi có vonfram thì độ an toàn sẽ cao hơn cho người đi xe điện. Thứ hai, vonfram giúp tăng tuổi thọ của pin từ 5 – 10 lần, chi phí sản xuất, giá thành của pin sẽ rẻ hơn. Đặc biệt, pin có vonfram được sạc nhanh hơn, rút ngắn thời gian sạc so với pin thông thường.
Theo ông Craig Bradshaw, thị trường pin trên toàn cầu chỉ mới bắt đầu và nó còn cả một tương lai đầy hứa hẹn phía trước. MHT đang là nhà chế biến và tái chế vonfram hàng đầu thế giới, với các nhà máy tái chế vonfram, đồng, coban tại Việt Nam và Đức, đồng thời tái chế được phần nhỏ các nguyên liệu khác như niken. Nhưng với nhu cầu hiện nay của thế giới thì vài mỏ Núi Pháo cũng không đáp ứng đủ nhu cầu nên MHT cần tập trung phát triển các công nghệ tái chế.
Ông Craig Bradshaw cũng nhấn mạnh, MHT đã “khai mở” Mỏ Núi Pháo 25 năm trước và từ đó tới nay trên thế giới chưa tìm ra được bất cứ một mỏ thứ hai tương tự. “Chúng tôi không bào mòn tài nguyên, không khai thác kiệt quệ mà tìm tòi, phát triển ra các công nghệ tái chế. Năm 2016, số vốn hóa thị trường của công ty chỉ khoảng 45 triệu USD nhưng cuối tháng 3.2022 đã đạt tới 1,4 tỉ USD và dự báo với tốc độ phát triển lớn mạnh từng ngày hiện nay thì năm 2025 sẽ đạt 5 tỉ USD”, ông Craig Bradshaw nói.
Bích Ngân