Báo Quốc tế: Phép lạ Corona? Tất cả bệnh nhân nhiễm Corona đều được chữa khỏi ở Việt Nam
Một bài báo đăng tải trên trang web của kênh truyền hình Al Jazeera (kênh truyền thông quốc tế có trụ sở tại Doha, Qatar) đã ca ngợi Việt Nam đã tạo ra một điều “thần kì” về chống dịch virus corona. Mặc dù tiêu đề của bài báo có đánh dấu hỏi, nhưng nội dung bài báo lại là sự khẳng định vào thành công mang tính “bước đầu” của Việt Nam trong cuộc chiến chống virus lan rộng.
Sau đây là nội dung toàn bộ bài báo:
Giữa sự lây lan nhanh chóng của dịch coronavirus trên toàn thế giới, Việt Nam đã tuyên bố tất cả 16 bệnh nhân mắc COVID-19 ở nước này đã được xuất viện và chữa khỏi.
Tính đến ngày 28/02/2020, Việt Nam không phát hiện trường hợp nhiễm trùng mới nào, trường hợp cuối cùng đã được báo cáo vào ngày 13/02, trong khi một ngôi làng phía bắc Hà Nội vẫn bị cách lytrong 20 ngày. hế giới (WHO) cho biết phản ứng nhanh chóng của chính phủ Việt Nam là rất quan trọng đối với các trường hợp khẩn cấp trong việc ngăn chặn khủng hoảng ở giai đoạn đầu.
Ngày 19/02/2020, chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng bệnh nhân thứ 16 và cũng là bệnh nhân cuối cùng bị nhiễm virut Corona đã được xuất viện. Người đàn ông 50 tuổi, được xác định là NVV, trước đó đã bị nhiễm bệnh từ cô con gái 23 tuổi, tên là NTD. Cả hai đều là người bản địa tại huyện Sơn Lôi , tỉnh Vĩnh Phúc, nơi phát hiện 11 trường hợp dương tính với Corona.
Cô con gái là một trong tám nhân viên của một công ty Nhật Bản trở về vào ngày 17 tháng 1 từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, tâm chấn của virus. Trong 8 nhân viên có sáu người trong nhóm được phát hiện đã cho kết quả dương tính với virus này. Một số người thân và bạn bè của họ cũng bị nhiễm bệnh, bao gồm một em bé ba tháng tuổi, bệnh nhân coronavirus trẻ nhất cho đến nay.
Chủ động, nhất quán trong hành động
Tiến sĩ Kidong Park, đại diện của WHO tại Việt Nam, cho rằng thành công của Việt Nam chính là nhờ “sự chủ động và nhất quán của chính phủ trong suốt quá trình chống dịch”.
Cơn ác mộng coronavirus bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khi hai người quốc tịch Trung Quốc được phát hiện là những trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23 tháng 1, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán, gây ra một không khí ảm đạm trong dịp nghỉ lễ. Việt Nam chính thức tuyên bố coronavirus là một bệnh dịch vào ngày 1 tháng 2, khi số ca mắc bệnh ở nước này tăng lên sáu.
Cơn ác mộng coronavirus bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam khi hai người quốc tịch Trung Quốc được phát hiện là những trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23 tháng 1
Vào ngày 13 tháng 2, Bộ Y tế ra chỉ thị cách ly trong vòng 20 ngày tất cả 10.600 cư dân của xã Sơn Lôi sau khi nhiều trường hợp được xác nhận. “Việt Nam đã nhanh chóng kích hoạt hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát, bằng cách tăng cường giám sát, tăng cường thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng và theo dõi kỹ lưỡng các trường hợp nhiễm bệnh tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe, đưa ra các cảnh báo kịp thời trên truyền thông và nhiều phương tiện”, ông Park, quan chức của WHO, nói với Al Jazeera.
Chưa có thuốc điều trị
“Chưa có thuốc điều trị virus này. Chúng tôi dựa trên các nguyên tắc cơ bản”, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết tại một cuộc họp báo ở Hà Nội vào đầu tháng 2, sau khi 10 trường hợp được báo cáo. Nhân viên y tế đã được hướng dẫn tuân theo một số quy trình để đánh giá tình trạng nhiễm bệnh và mức độ nghiêm trọng.
Coronavirus: Một đại dịch toàn cầu?
Đầu tiên, các bác sĩ được yêu cầu điều trị các triệu chứng, như sốt. Thứ hai, các bệnh nhân được đưa vào chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, bổ dưỡng. Bước thứ ba, theo ông Nguyễn Thanh Long, là theo dõi chặt chẽ mức độ bão hòa oxy trong máu của bệnh nhân.
Cùng với những nỗ lực được thực hiện để loại bỏ sự lây nhiễm đằng sau các cánh cửa bệnh viện, Việt Nam cũng đã đóng cửa các lớp học, kéo dài thời gian nghỉ học để bảo vệ an toàn cho học sinh. Hàng triệu học sinh ở 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã được cho nghỉ học kể từ khi bắt đầu lễ đón Tết Nguyên đán.
An toàn là trên hết
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Hữu Độ đã nói trong một cuộc họp báo rằng “sự an toàn của học sinh phải được đặt lên trên tất cả”, theo trang web của bộ giáo dục.
Bộ đã hướng dẫn các trường khử trùng lớp học trước khi học sinh tiếp tục đến trường.Giáo viên đã được yêu cầu nhắc nhở học sinh về vệ sinh đúng cách như rửa tay và kiểm tra nhiệt độ trước khi vào lớp. Các trường học cũng được yêu cầu chuẩn bị các biện pháp y tế để theo dõi học sinh.
Tóm lại, nội dung bài báo đã trình bày các biện pháp dứt khoát và mạnh mẽ của Việt Nam ngay từ đầu để chống dịch, như cách li ngay những người nghi nhiễm, cho các trường học đóng cửa và ngưng các hoạt động nơi đông người, đồng thời truyền thông mạnh mẽ trong dân chúng nhằm nêu cao ý thức tự bảo vệ. Hệ thống phản ứng của Việt Nam trong đợt dịch này hoạt động “nhanh” và “hiệu quả” là lí do tại sao không có ca nhiễm mới và cả 16 ca dương tính đến nay đều đã được chữa khỏi… Điều này càng khẳng định, việc chống Corona thành công không phải là “phéo lạ” như bài báo đã đặt câu hỏi, mà đó hoàn toàn dựa vào sự chủ động, ứng phó kịp thời từ phía chính Việt Nam trước căn bệnh nguy hiểm toàn cầu này.
Hồng Vân